BVR&MT – Hiện nay, công an các địa phương trên cả nước đang tiến hành cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử cho người dân. Dưới đây là một số lưu ý khi người dân đi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp điện tử.
* Đối tượng được cấp CCCD gắn chíp điện tử?
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
* Đi làm thẻ CCCD cần phải mang theo những giấy tờ gì?
Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân/CCCD cũ (nếu có), giấy tờ hợp pháp khi chưa có dữ liệu thông tin dân cư hoặc có sự thay đổi, điều chỉnh thông tin cá nhân.
* Có bắt buộc phải đổi thẻ CCCD gắn chíp điện tử với mọi trường hợp đã được cấp chứng minh nhân dân và CCCD trước đó?
Bộ Công an cho biết, theo quy định của Luật CCCD và pháp luật hiện hành, công dân vẫn được sử dụng ba loại thẻ (Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số và CCCD mã vạch) đến khi thẻ hết giá trị sử dụng.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong thực hiện các giao dịch, cải cách hành chính hướng tới thực hiện Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Bộ Công an khuyến khích công dân thực hiện đổi sang sử dụng thẻ CCCD có gắn chíp điện tử.
* Lệ phí đổi thẻ CCCD gắn chíp điện tử như thế nào?
Theo Thông tư 112/2020/TT-BTC, kể từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021, lệ phí cấp Căn cước công dân bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.
Kể từ ngày 1/7/2021 trở đi, mức thu lệ phí nêu trên thực hiện theo Thông tư 59/2019/TT-BTC.
Cụ thể mức thu lệ phí như sau:
* Các trường hợp miễn lệ phí đổi, cấp lại thẻ CCCD?
Đổi thẻ CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
Công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
Công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
* Các trường hợp không phải nộp lệ phí khi cấp, đổi thẻ CCCD?
Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ CCCD lần đầu
Đổi thẻ CCCD theo quy định: thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
Đổi thẻ CCCD khi có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD do lỗi của cơ quan quản lý CCCD.
* Thẻ CCCD gắn chíp điện tử có thay thế được các giấy tờ trong giao dịch hành chính không?
Bộ Công an cho biết, thẻ CCCD gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Thời gian tới, khi thẻ CCCD gắn chíp điện tử có tích hợp đầy đủ các thông tin, lúc đó người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần dùng thẻ CCCD có gắn chíp thì sẽ thực hiện được các giao dịch.
Ngoài ra, việc tích hợp chíp trên CCCD đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên thẻ sau khi phát hành bởi cơ quan Công an. Dữ liệu trên chíp có thể truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chíp, giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay lập tức, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính.
* Tính bảo mật trong thẻ CCCD có gắn chíp điện tử như thế nào?
Bộ Công an cho biết, chíp sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chíp có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch.
Chíp có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay), cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người. Qua đó, thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, bảo đảm an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.
Khi đề xuất sử dụng CCCD có gắn chíp điện tử, Bộ Công an đã xây dựng phương án bảo đảm tính bảo mật thông tin được lưu trữ trên chíp; phương án này được các đơn vị chuyên môn đánh giá, nghiệm thu, bảo đảm bảo mật trước khi đưa vào phát hành sử dụng rộng rãi trong xã hội.
* Sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử có bị kiểm soát hoạt động cá nhân không?
Bộ Công an khẳng định chíp được gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ CCCD với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Chíp gắn trên thẻ CCCD không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, ngày 3/2/1999, của Chính phủ về chứng minh nhân dân quy định về việc đổi, cấp lại chứng minh nhân dân 1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân: Theo mục 4, phần I, Thông tư 04/1999/TT-BCA, ngày 29/4/1999 hướng dẫn một số quy định về chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm. |
Điều 23 Luật Căn cước công dân quy định các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây: |