BVR&MT – Những ngày tháng 7 đến tháng 9, người dân xứ Nghệ đang hối hả vào mùa thu hoạch sim. Chỉ vài giờ đồng hồ, người dân thu về 150.000-300.000 đồng sau khi bán sim tươi. Năm nay, sim mất mùa nhưng lại được giá nên người dân vẫn có thu nhập khá và phấn khởi từ thu hái “lộc rừng”.
Với thời tiết thuận lợi, cây sim rừng ở một số địa phương Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên,… của tỉnh Nghệ An cho quả trĩu cành, to, mọng nước nên rất đắt hàng. Đây cũng là thời điểm người lớn, trẻ em địa phương rủ nhau mang theo đồ nghề, đổ xô lên sườn đồi hái quả bán cho các lái buôn.
Trước đây, xã Thanh Lâm bạt ngàn những đồi sim. Những rú Trăm, rú Trại, đồi hồ Cơn Danh… toàn là sim rừng nhưng ngày trước, sim chỉ là thứ quả “ăn chơi”, không có giá trị kinh tế nên người ta chặt bỏ, bứt về làm củi đun. Trong những năm gần đây, với nhu cầu của thị trường và nhiều cách biến tấu sim rừng dùng để ngâm rượu, làm nước ép hay chữa bệnh, loại quả này đã trở thành nguồn thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Theo kinh nghiêm của người dân nơi đây, phải nắm rõ địa thế, địa thế thì cây sinh trưởng tốt, cành lá xum xuê, quả to đẹp mới hái được nhiều, bán được giá cao. Cây sim lớn, mọng nước thường mọc ở đất ẩm, tơi xốp. Cây lá vàng, quả chín nhỏ, không đều và có mùi hăng thường mọc ở những vùng khô cằn và được bán với giá rẻ. Đặc biệt, sau đợt nắng nóng, nấm rất chín, ngọt và mọng nước.
Mỗi ngày có rất nhiều người dân tạo thành từng nhóm để di hái sim rừng. Người dân thường đi hái từ 5h sáng tới 9h và từ 15h chiều đến 18h để tránh cái nắng gắt của Xứ Nghệ. Anh Trần Y (ở Hưng Nguyên) cho biết: “Những năm gần đấy sim rừng được thương lái về tận vườn mua. Năm nay sim không được mùa như trước nhưng giá bán vẫn ổn. Mùa sim chín rộ, trong khoảng 3 tiếng đồng hồ, 4 người cũng hái được 20 kg sim, xuống núi có người đón mua ngay với giá 25.000 đồng/kg. Đây là nguồn thu không nhỏ đối với những gia đình thuần nông như chúng tôi”.
Được biết cứ vụ sim chín, 70% dân làng lên đồi hái sim, mang lại thu nhập khá cao cho người dân. Năm nay, do thời tiết bất lợi nên sim không sai quả bằng mọi năm và quả cũng nhỏ hơn nhưng giá bán trung bình vẫn đạt 20.000/kg, mỗi ngày người dân thu về 150.000-300.000 đồng, đây là một nguồn thu không nhỏ cho ngừi dân trong thời kỳ nông nhà như thế này. Ở các xã Xuân Lam, Hưng Nghĩa, Hưng Thành… mỗi xã có 3-5 đại lý chuyên thu mua sim tươi. Người dân hái xong đem nhập cho các đại lý trong xã, các đại lý chọn lọc, phân loại rồi xuất ra thị trường phía Bắc, phía Nam.
Bên cạnh giá trị kinh tế, đầu mùa hoa sim nở tím rịm của vùng đồi xứ Nghệ, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp cũng thu hút du khách đến tham quan, chụp ảnh. Nhận thấy giá trị kinh tế của loại quả rừng này, nhiều địa phương của tỉnh Nghệ An đã có phương án khoanh nuôi, bao vệ, khai thác cây sim có hiệu quả. Nhiều hộ dân có diện tích lớn đã đưa cây sim về trồng ngay dưới tán rừng cho thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng một vụ.
Hà Linh