Lạc Vân (Nho Quan – Ninh Bình): Từng bước giảm nghèo bền vững

BVR&MT – Là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, trình độ dân trí không đồng đều, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình xác định công tác giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của huyện, từ đó huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trợ giúp người nghèo, từng bước giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Vùng chiêm trũng đan xen núi đá chiếm diện tích lớn tỉnh Ninh Bình.

Theo quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 04 năm 2017 của Thủ tướng Chính Phủ huyện Nho Quan có 5 xã thuộc khu vực III là: xã Thạch Bình, xã Cúc Phương xã  Kỳ Phú, xã Phú Long, xã Quảng Lạc. Còn lại là xã khu vực II và thị trấn Nho Quan và xã Đồng Phong khu vực I.

Cụ thể như, hàng năm phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội mở các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT nhằm nâng cao trình độ sản xuất và chăn nuôi cho người dân thông qua các tổ chức Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, đoàn thanh niên…

Cùng với đó, các tổ chức, đoàn thể đứng ra tín chấp vốn vay của các Ngân hàng, tạo điều kiện cho người dân vay với lãi suất thấp, đầu tư sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng rừng…

Hiện các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, đoàn thanh niên… đang có số dư nợ hàng chục tỷ đồng, cho hàng trăm hộ gia đình vay, trong đó chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo và học sinh, sinh viên… nâng cao đời sống, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho bản thân và nhiều lao động địa phương.

Trong năm 2018, UBND huyện Nho Quan đã có nhiều văn bản triển khai kế hoạch giảm nghèo như sau: Kế hoạch số 94/KH/UBND và ngày 30/05/2018 Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 26/06/2018, nội dung về “ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; nhân rộng mô hình giảm nghèo” trên địa bàn các xã  ngoài chương trình 135; kèm theo kế hoạch số 94/KH-UBND hỗ trợ các xã dự án nhân rộng mô hình các xã khu vực III.

Một trong những kế hoạch giảm nghèo bền vững cấp trâu bò giống tới hộ nghèo tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Hỗ trợ 246 hộ nghèo có lao động thuộc các xã Sơn Lai, Lạc Vân, Đức Long, Thượng Hòa, Văn Phương mỗi xã 50 con gà ri lai, thuốc thú y, 5 kg thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ 302 hộ nghèo có lao động, mỗi hộ 1 con bò ( trâu) sinh sản hoặc 1 máy cày cầm tay; hỗ trợ 71 hộ nghèo ở 5 xã đặc biệt khó khăn mỗi hộ 1 con trâu sinh sản.

Xã Lạc Vân giảm tỉ lệ hộ nghèo còn 2,85%

Lạc Vân là xã khu vực II của huyện Nho Quan thuộc khu vực chiêm trũng. Theo đồng chí Bùi Thanh Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã, để tạo điều kiện cho người dân không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xã đã có nhiều chính sách trợ giúp người dân trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Nhà Văn Hóa thôn Lạc 2 thuộc xã Lạc Vân, cần có điểm nhà văn hóa để sinh hoạt cộng đồng tốt hơn.

Cụ thể như, hàng năm phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội mở các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT nhằm nâng cao trình độ sản xuất và chăn nuôi cho người dân thông qua các tổ chức Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, đoàn thanh niên…

Cùng với đó, trong những năm qua, Tỉnh đoàn hỗ trợ 5 con bò tới các hộ nghèo; Tập đoàn Vingroup hỗ trợ 17 con bò ( trâu) giống.

Hiện nay, thôn đặc biệt khó khăn của xã Lạc Vân chỉ còn duy nhất một thôn. Theo báo cáo số 39/TB-UBND  ngày 23/10/2018 của UBND xã Lạc Vân về tỉ lệ hộ nghèo, mức sống trung bình năm 2018 là khoảng 2,85%.

Trưởng thôn Lạc 2 ông Đinh Văn Toán và hộ nghèo Bà Nguyễn Thị Mùi, trong ngôi nhà mới 2018.

Chia sẻ với phóng viên, Bà Nguyễn Thị Mùi, Thôn Lạc 2, xã Lạc Vân, nói trong sự nghẹn ngào: Cám ơn sự quan tâm của UBND huyện, UBND xã đã quan tâm đến những hộ gia đình nghèo như chúng tôi. Năm nay, được sự hỗ trợ tạo điều kiện mà gia đình đã có nhà mới. Trong những năm trước, gia đình có được hỗ trợ 1 con bò, từ đó thu nhập ổn định gia đình bớt khó khăn hơn trước rất nhiều.

Ông Đinh Văn Toàn, trưởng thôn lạc 2 xã Lạc Vân, thông tin thêm với phóng viên: gia đình vợ chồng bà Nguyễn Thị Mùi và ông Quách Văn Hạt được hỗ trợ bò từ khoảng năm 2014, bà đã có sinh sản 4 lứa. Nói chung là gia đình bà Mùi cũng ổn định, có đồng tiền từ nguồn thu từ con bò mà nhà nước hỗ trợ.

Nói về Ngôi nhà mới xây của gia đình bà Mùi, ngôi nhà được nhận từ nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước là 50 triệu, xã hỗ trợ 5 triệu từ nguồn vốn an sinh xã hội, còn các công khác xây dựng ngôi nhà là hàng xóm, người nhà hỗ trợ thêm.

Với sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo xã Lạc Vân còn 43 hộ khoảng 2,8 % hộ nghèo; số hộ cận nghèo còn 41 hộ, chiếm 1,44% và hộ có mức sống trung bình 83 hộ, chiếm 5.9%.

Văn Trì