Hòa Bình: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững 2018 đạt nhiều thành quả

BVR&MT – Theo báo cáo số 263/BC-UBND tỉnh Hòa Bình, nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2018 là 627.227 triệu đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển là 475.859 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 151.368 triệu đồng cụ thể từng dự án; Nguồn dân đóng góp: 25.100 triệu đồng.

Nhà văn hóa xã Dân Hòa huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình.

Chương trình 30a

Bao gồm các dự án: Hỗ trợ đầu tư ở sở hạ tầng huyện nghèo: Giai đoạn 2016-2018 kế hoạch vốn đầu tư được giao: 125.285 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 17.939 triệu đồng cho 02 huyện Kim Bôi và Đà Bắc để thực hiện đầu tư xây dựng 30 công trình đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, ngâm nước kênh mương; thực hiện duy tu bảo dưỡng 8km đường liên xã của hai huyện Kim Bôi và huyện Đà Bắc

Đối với nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2018 được phân bổ 12.064 triệu đồng. Hiện nay, huyện Kim Bôi và Đà Bắc đang tổ chức hướng dẫn các xã thực hiện xây dựng dự án.

Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với nguồn vốn là 702 triệu đồng hiện đã phân bổ cho 2 huyện để thực hiện.

Chương trình 135

Hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT cho các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn), giai đoạn 2016 – 2017, vốn ngân sách trung ương phân bổ: 228.000 triệu đồng vốn đầu tư, huy động nguồn nhân dân đóng góp 7.915 triệu đồng.

Năm 2018, vốn ngân sách trung ương phân bố: 122.574 triệu đồng vốn đầu tư, hiện đã phân bổ vốn cho các huyện để triển khai tổ chức thực hiện. – Duy tu bảo dưỡng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng sau đầu tư: Trong giai đoạn 2016-2017 đã hỗ trợ 12.105 triệu đồng vốn sự nghiệp cho các xã để thực hiện duy tu, bảo dưỡng cho 538 công trình sau đầu tư để phát huy hiệu quả, tính bền vững đối với những công trình đã được đầu tư. Công tác duy tu đã huy động được sự đóng góp của người dân, nâng cao ý thức trách nhiệm trong quản lý, bảo quản và sử dụng công trình. Năm 2018, thực phân bổ 6.472 triệu đồng hiện các huyện đang tổ chức triển khai thực hiện.

Trường học được đầu tư hiện đại từ nguồn vốn phát triển kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh Hòa Bình.

Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn: Tổng vốn kế hoạch giai đoạn 2016-2018 được giao và đã phân bổ 88.157 triệu đồng, thực hiện hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, giống vật nuôi, hỗ trợ xây dựng 226 mô hình, máy thiết bị sản xuất nông, lâm nghiệp cho 29.962 hộ hưởng lợi.

Xã Lâm Sơn (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) nhiều làng văn hóa được xây dựng với xóm văn hóa.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30a và chương trình 135: Tổng số kinh phí Trung ương hỗ trợ giai đoạn 2016-2018 là 3.525 triệu đồng; trong 2 năm 2016-2017 đã xây dựng được 13 mô hình, dự án tại 7 huyện với 397 hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số tham gia, thực hiện mô hình chăn nuôi bò, dê, lợn sinh sản, chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi cá lồng thương phẩm.

Năm 2018 được phân bổ 1.540 triệu đồng dự kiến xây dựng 4 mô hình dự án tại 4 huyện với khoảng 100 hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo tham gia.

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2018 đã xây dựng được các chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của các vùng miền, địa phương. Các mục tiêu đưa ra đã đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế.

Ngoài ra, UBND tỉnh Hòa Bình đã thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn từ năm 2016 đến hết 30/6/2018, tổng số hộ nghèo được vay vốn hỗ trợ xây dựng nhà mới, sửa chữa nâng cấp nhà ở: 3.422 hộ; trong đó, xây dựng mới là 1.526 hộ; sửa chữa là 1.896 hộ.

Tổng số vốn huy động và giải ngân là 136.880 triệu đồng; trong đó, vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội là 85.550 triệu đồng, vốn huy động khác là 51.330triệu đồng. + Với sự hỗ trợ của Ban chỉ đạo Tây Bắc, các nguồn vận động tài trợ và Quỹ “Ngày vì người nghèo” đã hỗ trợ được 191 hộ nghèo làm nhà mới và sửa nhà theo mức hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ với tổng kinh phí là 5.791 triệu đồng.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững của các chính sách hỗ trợ, cần quan tâm đến việc đầu tư vừa gián tiếp vừa kết hợp hỗ trợ trực tiếp cho người dân, thúc đẩy và quy hoạch các ngành, nghề phù hợp thực tiễn địa phương, gắn với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người dân.

Văn Trì