BVR&MT – Theo một cuộc khảo sát mới nhất ở miền bắc Việt Nam, một quần thể quan trọng của một trong những loài linh trưởng hiếm nhất trên hành tinh đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa.
Các nhóm khảo sát đã ghi nhận ít nhất 20 đàn vượn đen tuyền với tổng số ước tính 64-79 cá thể ở thiên đường Việt Nam duy nhất được biết đến, củng cố thêm xác nhận rằng quần thể đã ổn định trong 18 năm kể từ khi FFI và các đối tác lần đầu tiên can thiệp để đảo ngược đà suy giảm loài này.
Việc quần thể vượn ổn định có vẻ không phải là tin tức đáng chú ý, nhưng trong bối cảnh các mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn tại của loài này và các loài linh trưởng khác ở Việt Nam vẫn đang tiếp diễn thì đây là một chiến thắng quan trọng. Trong một thế giới nơi một triệu loài đang trên bờ vực tuyệt chủng do áp lực của con người, mọi ví dụ đi ngược với xu hướng trên đều đáng ăn mừng.
Cả 18 loài vượn trên thế giới đều đang bị đe dọa tuyệt chủng, chủ yếu do săn bắn và mất sinh cảnh. Nhiều cảnh quan rừng tại Việt Nam nuôi dưỡng các quần thể quan trọng của những cá thể vượn nhỏ bé này. Trên thực tế, Việt Nam có tất cả các loài, trừ một trong bảy loài được gọi chung là vượn mào.
FFI đang nỗ lực để đảm bảo sự tồn tại của bốn cá thể vượn hiếm quý nhất Việt Nam – một bộ tứ bao gồm cả vượn đen tuyền. Toàn bộ quần thể loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp này tại Việt Nam bị giới hạn trong một khu rừng duy nhất ở dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm ở mũi phía đông nam của dãy Himalaya.
Do cam kết lâu dài đối với việc bảo tồn ở vùng hẻo lánh phía bắc Việt Nam này, FFI có thể đưa ra một trường hợp thuyết phục cho việc thành lập hai khu bảo tồn nhằm bảo vệ những cá thể vượn đen tuyền còn lại và cả sinh cảnh đang bị thu hẹp của chúng.
Hơn một thập kỷ gắn kết mang tính xây dựng với các cộng đồng sống dọc theo môi trường sống của loài vượn tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải và gần đây hơn là Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường La ở gần đó đã mang lại quả ngọt.
Các đội tuần rừng cộng đồng, tập trung vào vượn nói riêng, đảm bảo rằng việc khai thác gỗ, săn bắn và xâm canh nông nghiệp bất hợp pháp được giữ ở mức tối thiểu. Cùng với việc phát triển giám sát vượn dựa vào cộng đồng, FFI cũng hỗ trợ một loạt các sáng kiến được thiết kế để cải thiện sinh kế của những người sống gần các loài linh trưởng bị đe dọa này.
Ngoài các địa điểm thực hiện dự án, FFI cũng hợp tác rộng rãi hơn với các đối tác chính phủ để giúp đảm bảo vượn ở Việt Nam tiếp tục nhận được sự chú ý cần thiết, thể hiện qua việc Thủ tướng ký Kế hoạch hành động quốc gia cho linh trưởng đến năm 2030.
Nhiều các công cụ truyền thông, bao gồm bảng tuyên truyền, phim tài liệu truyền hình và phim ngắn, để làm nổi bật vị trí của Việt Nam là quốc gia quan trọng nhất trên thế giới về bảo tồn vượn đã được dự án triển khai.
Một kế hoạch hành động dành riêng cho loài vượn đen tuyền hiện cũng đang được thực hiện, cùng với đó là một nghiên cứu phân tích khả năng tồn tại của quần thể, kết luận rằng quần thể có một tương lai sáng sủa khi tình trạng săn bắn ở mức rất thấp. Mặc dù vậy, Josh Kempinski, người đứng đầu chương trình Việt Nam của FFI khẳng định tình hình vẫn còn khó khăn: “Trồng thảo quả gây ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với sự toàn vẹn sinh cảnh của vượn, và có những báo cáo chưa được xác nhận rằng những loài linh trưởng tuyệt vời này đôi khi trở thành mục tiêu của các thợ săn. Dù sao, kết quả khảo sát mới nhất là rất đáng hài lòng và minh chứng cho cách tiếp cận toàn diện đối với bảo tồn của FFI”.
Đầu năm nay, FFI thông tin rằng quần thể vượn cao vít đã tăng trở lại. Gần đây hơn, triển vọng tồn tại của loài voọc mũi hếch cực kỳ nguy cấp đã tăng đáng kể.
Nhật Anh (Theo phys.org)