Dự báo cuối năm 2020, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản có nguy cơ tăng cao

BVR&MT – Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong “Hội nghị phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020” diễn ra vào sáng 03/9 tại Hà Nội.

Tình hình dịch bệnh trong 8 tháng đầu năm

Dựa theo báo cáo của Cục Thú y cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước xảy ra 66 ổ dịch (bao gồm 52 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 và 14 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1) tại 23 tỉnh ,thành phố; số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 198.371 con. “Hiện nay, cả nước có 5 ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày, bao gồm: 4 ổ dịch do vi rút A/ H5N6 xảy ra tại Kon Tum, Đăk Lắk, Khánh Hòa và Hải Phòng; 1 ổ dịch do vi rút A/H5N6 tại Trà Vinh. So với cùng kỳ năm 2019, số ổ dịch tăng 2 lần và số gia cầm bị dịch phải tiêu hủy cao hơn 2,8 lần”, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho hay.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục trưởng Cục Thú y phát biểu tại Hội nghị.

Cũng tại buổi họp, đại diện Cục Chăn nuôi báo cáo về tình hình tái đàn và tăng đàn lợn ở các địa phương, doanh nghiệp chăn nuôi lợn  trên cả nước trong 3 quý vừa qua.  Đến cuối tháng 7/ 2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 25, 18 triệu con, tương đương 91, 9% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh tả lợn Châu Phi (trên 31 triệu con vào 31/ 12/2018), tăng 11,6% so với 1/1/2020 và tăng 4,2% so với 1/4/2020.

Theo báo cáo của 16 doanh nghiệp và đơn vị chăn nuôi lợn lớn, đàn lợn thịt đến tháng 7/2020 đạt trên 4,88 triệu con (chiếm trên 22% tổng số đàn lợn thịt toàn quốc). Kế hoạch của 16 doanh nghiệp đến hết Quý III đạt 5,17 triệu con và quý IV đạt 5,36 triệu con. Bên cạnh đó, dịch tả lợn Châu Phi rất nguy hiểm chưa có vắc xin phòng bệnh; chăn nuôi nông hộ khó áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nên người chăn nuôi nhỏ lẻ sợ dịch bệnh tái phát. Ngoài ra, không thể không kể đến diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề với hơn 38.736 ha, gấp 2,06 lần với cùng kỳ năm 2019 (có tổng diện tích bị thiệt hại là 18.827 ha) nhưng không xác định được nguyên nhân; hơn nữa, có khoảng 6.160 lồng, bè, vèo, bề nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại do dịch bệnh và biến đổi môi trường.

Hiện tại, đại dịch COVID – 19 đang diễn biến ngày càng khó lường, phức tạp ảnh hưởng không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống con người mà còn xuất hiện thông tin về tôm, cánh gà nhập khẩu cũng có khả năng dương tính với vi rút SARS – CoV – 2. Nắm bắt được thông tin trên, ngày 01/2/ 2020, Bộ NN & PTNT đã có Công văn số 725/BNN – CBTTNS gửi UBND các tỉnh, thành phố và các Hiệp hội ngành hàng về thực hiện các giải pháp ứng phó với tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp do nCov gây ra.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ, trên cơ sở đề nghị của Bộ Y tế, Cục thú y đã phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ y tế, Các Tổ chức quốc tế tập huấn 02 lần cho cán bộ của 08 phòng thí nghiệm thuộc Cục thú y; đồng thời, rà soát, củng cố, hoàn thiện hồ sơ và đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Bộ y tế thẩm định, đánh giá. Đồng thời, Cục Thú y đã chỉ đạo tổ chức lấy mâu xét nghiệm gần 200 mẫu tôm, thịt các loại, cánh gà nhập khẩu từ 15 quốc gia. Kết quả không có mẫu nào dương tính với SAR – CoV – 2.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh “Công tác phòng chống dịch bệnh chủ yếu phòng là chính”.

Trước tình hình dịch bệnh xảy ra nghiêm trọng trên gia súc, gia cầm và thủy hải sản, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ông Nguyễn Xuân Cường đã nhận định: “Dự báo trong các tháng cuối năm 2020, nguy cơ xảy ra dịch bệnh là rất cao  do thời tiết thay đổi, tổng đàn gia cầm lớn, mật độ chăn nuôi dày đặc, việc vận chuyển giữa các địa phương tăng mạnh để phục vụ nhu cầu cuối năm, vi rút cúm gia cầm sẽ lưu hành với tỉ lệ tương đối mạnh mẽ”.

Đảm bảo an toàn thực phẩm sản phẩm chăn nuôi và thủy sản

Xác định đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản là nhiệm vụ trọng tâm của Ngành, Bộ NN và PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo chất lương, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp và phân công 01 đồng chí Lãnh đạo Bộ chỉ đạo trực tiếp, sâu sát lĩn vực này, 8 tháng đầu năm 2020 mặc dù sản xuất nông, lâm, thủy sản  vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn như : hạn hán các tỉnh miền Trung và Nam Bộ, mưa lũ tại các tỉnh phía Bắc; dịch tả lợn Châu Phi; dịch COVID – 19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, đặc biệt, ở những nước có trao đổi thương mại nông – lâm –thủy sản lớn với Việt Nam nhưng công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vưc nông nghiệp nói chung, trong chuỗi sản phâm chăn nuôi, thủy sản nói riêng vẫn đươc thực hiện hiệu quả và đạt được một số kết quả tiến bộ rõ rêt: tình hình ngộ độc thực phẩm đã giảm, niềm tin vào sản phẩm người tiêu dùng vào sản phẩm nội địa tăng, tỷ lệ vi phạm về chất lượng an toàn thực phẩm giảm, thị trường tiêu thụ được giữ vững và ở rộng so với cùng kỳ năm 2019…

Toàn cảnh Hội nghị diễn ra vào sáng 03/9.

Trong bối cảnh COVID – 19, Bộ NN & PTNT đã kịp thời tổ chức nhiều hoạt động thúc đẩy tiêu dùng trong nước như kết nối tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc, hội nghị quảng bá thúc đẩy quảng bá tiêu thụ gia cầm cũng như giải quyết các vướng mắc để Nhật Bản để chấp nhận nhập khẩu vải của Việt Nam, Trung Quốc chấp thuận bổ sung 10 cơ sở bao gói và 117 cơ sở nuôi tôm sú/thẻ chân trắng, tôm hùm, cua sống của Việt Nam; EU chấp thuận bổ sung 02 vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Thanh Hóa, Ninh Bình; Liên bang Nga chấp thuận bổ sung 03 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản sang EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên bang Nga….13 doanh nghiệp tiếp tục được xuất khẩu cá da trơn vào Hoa Kỳ góp phần duy trì kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đầu năm 2020 đạt 26,1 tỷ USD sang 180 quốc gia và vùng lãnh thổ giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019 trong bối cảnh COVID – 19.

Quỳnh Anh – Văn Trì