Để những cánh rừng mãi xanh

BVR&MT – Nhà gỗ là một nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, những ngôi nhà gỗ của đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh đang dần được thay thế bằng nhà xây. Việc làm nhà xây không chỉ giúp người dân giảm được chi phí mà còn góp phần bảo vệ những cánh rừng tự nhiên không bị xâm hại.

Gia đình bà Lý Thị Minh, ở xóm Liên Phương, xã Văn Lăng (Đồng Hỷ) đang xây dựng nhà mới ngay cạnh ngôi nhà cũ làm bằng gỗ đã xuống cấp.

Khi di cư từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn về Thái Nguyên, đa phần đồng bào dân tộc Mông chọn khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có địa hình cao để định cư. Vào những năm 1970, để an cư, người Mông vào rừng đốn cây, xẻ gỗ dựng nhà. Trải qua mấy mươi năm gắn bó với mảnh đất Thái Nguyên, theo thời gian, những ngôi nhà gỗ truyền thống của đồng bào dần bị xuống cấp, trong khi nguyên vật liệu làm nhà không còn dồi dào như trước đây nên vài năm trở lại đây, đồng bào Mông đã chuyển từ nhà gỗ sang nhà xây.

Đầu tháng 9, chúng tôi có có dịp lên với xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng (Đồng Hỷ), nơi có 141 hộ dân đều là đồng bào dân tộc Mông. Lần trở lại này, thay đổi dễ nhận thấy là trong xóm đã xuất hiện nhiều ngôi nhà xây lợp mái ngói, mái tôn đỏ tươi xen lẫn giữa những ngôi nhà gỗ truyền thống. Cùng với anh Lý Văn Sỹ, Trưởng xóm Bản Tèn, chúng tôi vào thăm nhà anh Vương Văn Páo. Nhà anh Páo được xây dựng cách đây hơn 1 năm, theo mẫu mẫu nhà cấp 4 có 3 gian, rộng hơn 60m2, mái được lập bằng tôn.

Anh Páo bảo: Nhà gỗ trước kia xuống cấp lắm rồi nhưng tìm đủ gỗ để sửa lại hoặc làm nhà mới thì khó lắm, lại tốn kém nên mình quyết định làm nhà xây. Giá thành giảm đi được một nửa đấy. Lúc làm nhà mới mình cũng tận dụng một số cột gỗ của nhà cũ còn tốt để làm kèo, làm cửa ra vào nhà mới.

Không riêng gia đình anh Páo, 3 năm trở lại đây, ở xóm Bản Tèn có 10 hộ chuyển từ làm nhà gỗ sang nhà xây. Chính Trưởng xóm Lý Văn Sỹ cũng đang chuẩn bị nguyên vật liệu để xây nhà mới. Anh Sỹ cho biết: Mặc dù nhà xây nhưng tôi vẫn giữ lại một số nét kiến trúc truyền thống trong ngôi nhà của người Mông như: Nhà có 2 mái, 3 gian, mái thấp, không có cửa sổ và chỉ có 1 cửa chính và 1 cửa đầu hồi vào bếp, nhà có sàn gác để giữ cất đồ đạc, ngô, lúa để tránh sâu mọt.

Chỉ cách Bản Tèn khoảng 3km, xóm Liên Phương, xã Văn Lăng có đến 70% đồng bào Mông sinh sống. Vì vậy, bà con ở 2 xóm thường xuyên đi lại, trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm sản xuất, sinh hoạt. Anh Lý Văn Vàng, Trưởng xóm Liên Phương chia sẻ: Mấy năm trở lại đây do nguồn gỗ để làm nhà khan hiếm nên nhiều hộ dân trong xóm đã chuyển sang làm nhà xây. Cả xóm có khoảng 30 hộ như vậy.

Theo ông Trương Công Hiền, Chủ tịch UBND xã Văn Lăng: Trước đây, để dựng nhà ở, đa phần đồng bào Mông đều khai thác gỗ ở những cánh rừng tự nhiên. Việc quản lý rừng của địa phương cũng gặp nhiều khó khăn do tập tục này. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, do nguồn gỗ khan hiếm cộng với sự thay đổi trong tư duy của bà con về việc bảo vệ rừng nên nhiều hộ dân đã chuyển dần sang làm nhà xây. Qua đó, tình trạng khai thác rừng trái phép ở địa phương đã có nhiều chuyển biến.

Không chỉ ở xã Văn Lăng, đồng bào Mông ở các khu vực khác trong tỉnh như: Xóm Khau Lầu, xã Định Biên và xóm Quế Linh, xã Bảo Linh (Định Hoá); xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá (Võ Nhai)… cũng đang chuyển dần từ làm nhà gỗ sang nhà xây. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh là việc làm nhà xây có thể làm những ngôi nhà gỗ truyền thống, nét đặc trưng trong văn hóa của đồng bào dân tộc Mông, có thể sẽ biến mất. Trước thực tế đó, chính quyền các địa phương đã tích cực tuyên truyền nhân dân tận dụng những nguồn gỗ sẵn có của gia đình để sửa chữa nhà; trồng rừng sản xuất để lấy gỗ làm nhà… hoặc vận động đồng bào nếu làm nhà xây cần giữ lại những nét truyền thống trong kiến trúc nhà của người Mông.

Có thể nói, việc chuyển từ làm nhà gỗ sang nhà xây của đồng bào dân tộc Mông đã giúp cho các hộ đân ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, góp phần giữ gìn màu xanh cho những cánh rừng tự nhiên. Tuy nhiên, để nhà gỗ truyền thống của người Mông không bị mất dần theo sự phát triển của xã hội, theo một số chuyên gia về nghiên cứu về văn hóa, cơ quan chức năng cần có giải pháp để cân bằng giữa việc thay đổi và giữ gìn bản sắc. Qua đó, nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh.

Nhà gỗ là một nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, những ngôi nhà gỗ của đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh đang dần được thay thế bằng nhà xây. Việc làm nhà xây không chỉ giúp người dân giảm được chi phí mà còn góp phần bảo vệ những cánh rừng tự nhiên không bị xâm hại.

Khi di cư từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn về Thái Nguyên, đa phần đồng bào dân tộc Mông chọn khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có địa hình cao để định cư. Vào những năm 1970, để an cư, người Mông vào rừng đốn cây, xẻ gỗ dựng nhà. Trải qua mấy mươi năm gắn bó với mảnh đất Thái Nguyên, theo thời gian, những ngôi nhà gỗ truyền thống của đồng bào dần bị xuống cấp, trong khi nguyên vật liệu làm nhà không còn dồi dào như trước đây nên vài năm trở lại đây, đồng bào Mông đã chuyển từ nhà gỗ sang nhà xây.

Đầu tháng 9, chúng tôi có có dịp lên với xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng (Đồng Hỷ), nơi có 141 hộ dân đều là đồng bào dân tộc Mông. Lần trở lại này, thay đổi dễ nhận thấy là trong xóm đã xuất hiện nhiều ngôi nhà xây lợp mái ngói, mái tôn đỏ tươi xen lẫn giữa những ngôi nhà gỗ truyền thống. Cùng với anh Lý Văn Sỹ, Trưởng xóm Bản Tèn, chúng tôi vào thăm nhà anh Vương Văn Páo. Nhà anh Páo được xây dựng cách đây hơn 1 năm, theo mẫu mẫu nhà cấp 4 có 3 gian, rộng hơn 60m2, mái được lập bằng tôn.

Anh Páo bảo: Nhà gỗ trước kia xuống cấp lắm rồi nhưng tìm đủ gỗ để sửa lại hoặc làm nhà mới thì khó lắm, lại tốn kém nên mình quyết định làm nhà xây. Giá thành giảm đi được một nửa đấy. Lúc làm nhà mới mình cũng tận dụng một số cột gỗ của nhà cũ còn tốt để làm kèo, làm cửa ra vào nhà mới.

Không riêng gia đình anh Páo, 3 năm trở lại đây, ở xóm Bản Tèn có 10 hộ chuyển từ làm nhà gỗ sang nhà xây. Chính Trưởng xóm Lý Văn Sỹ cũng đang chuẩn bị nguyên vật liệu để xây nhà mới. Anh Sỹ cho biết: Mặc dù nhà xây nhưng tôi vẫn giữ lại một số nét kiến trúc truyền thống trong ngôi nhà của người Mông như: Nhà có 2 mái, 3 gian, mái thấp, không có cửa sổ và chỉ có 1 cửa chính và 1 cửa đầu hồi vào bếp, nhà có sàn gác để giữ cất đồ đạc, ngô, lúa để tránh sâu mọt.

Chỉ cách Bản Tèn khoảng 3km, xóm Liên Phương, xã Văn Lăng có đến 70% đồng bào Mông sinh sống. Vì vậy, bà con ở 2 xóm thường xuyên đi lại, trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm sản xuất, sinh hoạt. Anh Lý Văn Vàng, Trưởng xóm Liên Phương chia sẻ: Mấy năm trở lại đây do nguồn gỗ để làm nhà khan hiếm nên nhiều hộ dân trong xóm đã chuyển sang làm nhà xây. Cả xóm có khoảng 30 hộ như vậy.

Theo ông Trương Công Hiền, Chủ tịch UBND xã Văn Lăng: Trước đây, để dựng nhà ở, đa phần đồng bào Mông đều khai thác gỗ ở những cánh rừng tự nhiên. Việc quản lý rừng của địa phương cũng gặp nhiều khó khăn do tập tục này. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, do nguồn gỗ khan hiếm cộng với sự thay đổi trong tư duy của bà con về việc bảo vệ rừng nên nhiều hộ dân đã chuyển dần sang làm nhà xây. Qua đó, tình trạng khai thác rừng trái phép ở địa phương đã có nhiều chuyển biến.

Không chỉ ở xã Văn Lăng, đồng bào Mông ở các khu vực khác trong tỉnh như: Xóm Khau Lầu, xã Định Biên và xóm Quế Linh, xã Bảo Linh (Định Hoá); xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá (Võ Nhai)… cũng đang chuyển dần từ làm nhà gỗ sang nhà xây. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh là việc làm nhà xây có thể làm những ngôi nhà gỗ truyền thống, nét đặc trưng trong văn hóa của đồng bào dân tộc Mông, có thể sẽ biến mất. Trước thực tế đó, chính quyền các địa phương đã tích cực tuyên truyền nhân dân tận dụng những nguồn gỗ sẵn có của gia đình để sửa chữa nhà; trồng rừng sản xuất để lấy gỗ làm nhà… hoặc vận động đồng bào nếu làm nhà xây cần giữ lại những nét truyền thống trong kiến trúc nhà của người Mông.

Có thể nói, việc chuyển từ làm nhà gỗ sang nhà xây của đồng bào dân tộc Mông đã giúp cho các hộ đân ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, góp phần giữ gìn màu xanh cho những cánh rừng tự nhiên. Tuy nhiên, để nhà gỗ truyền thống của người Mông không bị mất dần theo sự phát triển của xã hội, theo một số chuyên gia về nghiên cứu về văn hóa, cơ quan chức năng cần có giải pháp để cân bằng giữa việc thay đổi và giữ gìn bản sắc. Qua đó, nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh.