Đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn

BVR&MT – Tác động của quá trình phát triển kinh tế – xã hội , biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra hiện tượng thiên tai, xâm nhập mặn… dẫn tới nguồn nước ngày càng ô nhiễm, đặc biệt, tại khu vực nông thôn. Để thực hiện được mục tiêu đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực đó, sáng ngày 16/ 11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam đã giao cho Trung tâm thông tin Tổ chức Phi chính phủ đã tổ chức Hội thảo Chính sách để cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn: Thực trạng và giải pháp.

Các chuyên gia đưa ra khuyến nghị rằng nên có một quy chuẩn chung về nước sạch cho cả nước để tạo sự ình đẳng giữa các vùng miền.

Tham dự Hội thảo, đại diện Liên hiệp các Hội KH & KT VN có, Tiến sĩ Phạm Văn Tân; TS. Phan Tùng Mậu; về phía cơ quan Quản lý Nhà nước có bà Nguyễn Vân Anh, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn); Đại diện Tổng cục thủy lợi và một số cơ quan liên quan.

Tài nguyên nước Việt Nam

Nước ta hiện có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn (chiều dài từ 10km trở lên), trong đó, có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực lớn hơn hơn 10.000 km²). Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830 – 840 tỷ m³, trong đó, hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng 310 – 320 tỷ m³ được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Lượng nước bình quân trên đầu người trên 9000 m³/ năm. Theo số liệu thống kê, các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sử dụng 76,4% nguồn nước mặt và 23, 6 nguồn nước dưới đất. Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 81 tỷ m³, xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có trung bình hằng năm của cả nước.

Nguồn nước Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài, gần 2/3 lượng nước của nước ta là từ nước ngoài chảy vào. Phân bố không đồng đều giữa các vùng, lưu vực sông; giữa các mùa trong năm. Nhu cầu nước gia tăng trong khi nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, đặc biệt, là trong mùa khô. Hiện nay, một số lưu vực sông đã bị khai thác quá mức. Mực nước dưới đất ở một số khu vực bị suy giảm liên tục và chưa có dấu hiệu hồi phục. 3 phễu hạ thấp mực nước ngầm (tp. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định). Một số nơi, tốc độ hạ thấp mực nước tới 0,8m/ năm.

An ninh nước Việt Nam

Ở góc độ về quyền chủ động đối với nguồn nước, tài nguyên nước Việt Nam không phong phú, phụ thuộc nặng nề vào nguồn nước ngoài biên giới. Sự gia tăng dân số nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu khai thác và sử dụng nước (nước mặt và nước ngầm) cho người dân ngày càng cao. Không những vậy, ô nhiễm nguồn nước do xả thải diễn ra ở tất cả các lưu vực sông gây tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt và nước ngầm. Tác động của biến đổi khí hậu đang hiện hữu và ngày càng tăng gây sức ép lên tài nguyên nước Việt Nam.

Dựa theo báo cáo Tiến sĩ Đào Trọng Từ, Phó Chủ tịch Hội tưới tiêu Việt Nam trong Hội nghị, đến cuối năm 2019, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 88, 5 % (so với 32% người dân nông thôn được tiếp cận tới nguồn nước hợp vệ sinh năm 1999). 51% sử dụng nước sạch đạt QCVN 02: 2009/ BYT (44% dân số nông thôn tương đương hơn 28,5 triệu người) được cấp nước từ công trình cấp nước tập trung. 56 % dân số nông thôn (36,3  triệu người) còn lại sử dụng công trình cấp nước quy mô hộ gia đình. Các tỉnh có tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%: Thái Bình, Hải Dương, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay, cả nước có 16. 573 công trình cấp nước tập trung (có các quy mô khác nhau, công suất dưới 300 m³/ ngày đêm chiếm hơn 80%) được đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc ngân sách.

Những thách thức đối với nguồn nước nông thôn

Cấp nước sinh hoạt nông thôn là một lĩnh vực mang tính chất đặc thù do vừa là hoạt động sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo an sinh xã hội đang chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh và đang đứng trước những khó khăn, thách thức sau:

  • Thứ nhất, yêu cầu cao về chất lượng nước sạch ngày càng nâng cao, dẫn đến khó đảm bảo duy trì bền vững kết quả đạt được (đến hết năm 2020, toàn quốc mới có 51% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT). Thực tế, vẫn còn trên 31 triệu người dân nông thôn chiếm 49% dân số nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn và con số này sẽ còn cao hơn nữa do yêu cầu phải đáp ứng chất lượng nước theo quy chuẩn QCVN 01-1:2018/ BYT. Thêm nữa, ngày 9/ 8/ 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1566/ QĐ -TTg phê duyệt Chương trình quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn giai đoan 2016 – 2025.
  • Thứ hai, tác động cực đoan của biến đổi khí hậu toàn cầu và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao khiến nguồn nước bị sụt giảm về số lượng, chất lượng gây ảnh hưởng đến hoạt động cấp nước của các công trình. Đặc biệt, tại các vùng thường xuyên bị thiên tai, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước. Nhiều công trình cấp nước ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do thiếu trữ lượng nước đầu vào, nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến không đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân trong vùng vùng bị ảnh hưởng.
  • Thứ ba, do ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc chăn thả gia súc và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực đầu nguồn đã tạo ra các mối nguy hại tiềm tàng cho nguồn nước cấp, bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả còn hạn chế; chia sẻ nguồn nước gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về nhận thức, tập quán và ngôn ngữ đặc biệt ở khu vực miền núi.
  • Thứ tư, chưa đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, các khu vực khan hiếm, khó khăn về nguồn nước do thiếu nguồn lực đầu tư, khó thu hút xã hội hóa đầu tư. Đó là miền núi phía Bắc, tây Nguyên, khu vực biên giới, hải đảo, bãi ngang ven biển, 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang, vùng Lục Khu tỉnh Cao Bằng, vùng biên giới huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên… nguồn nước rất khan hiếm, người dân thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt do địa hình chia cắt, núi đá tai mèo nên khi mưa xuống, lượng nước trôi hết.
  • Thứ năm, nguồn lực ngân sách nhà nước đầu tư cho cấp nước nông thôn ngày càng giảm dần, phân bổ phân tán và chưa đáp ứng đủ hu cầu ngày càng tăng để đáp ứng yêu cầu chất lượng nước, đảm bảo cấp nước bền vững trong điều kiện thiên tai và biến đổi khí hậu.

Đề xuất chính sách

“Vấn đề cơ chế tài chính là một vấn đề tuy thường ít được quan tâm nhưng đóng vai trò chủ chốt trong bảo đảm cấp nước an toàn. Để được giải quyết vấn đê thiếu hụt về tài chính trong ngành, một trong những giải pháp quan trọng nhất đó là cải tổ cơ chế tài chính và huy động các nguồn vốn khác nhau. Các đơn vị cấp nước được sử dụng kinh phí của đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo đảm cấp nước an toàn. Điều này, có thể thực hiện được đối với các công trình xây dựng mới cho vùng đồng bằng sông Hồng, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, còn lại việc cải tạo, nân cấp chuyển đổi công nghệ sẽ rất khó khăn nên Nhà nước nên đầu tư ngân sách để xây dựng thí điểm cho những công trình đã xây dựng trong giai đoạn trước tạo ra một loạt các công trình cấp nước an toàn có thể được sử dụng cho nhiều khu vực khác nhau. Đây là một việc làm cần thiết để tạo điều kiện cho các cộng đồng và các cán bộ tại cơ sở dưa ra những lựa chọn đúng đắn và áp dụng được giải pháp kinh tế nhất cho điều kiện của địa phương mình”. Theo Tiến sĩ Lê Văn Căn cho hay.

Ngoài ra, vấn đề về cơ chế tài chính là một vấn đề tuy thueoengf ít quan tâm nhưng đóng vai trò chủ chốt trong bảo đảm cấp nước an toàn. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt về tài chính trong nghành, một trong những giải pháp quan trọng nhất đó là cải tôt cơ chế tài chính và huy đồn các nguồn vốn khác nhau.

Một trong những khó khăn chính về tài chính mà nhiều hộ gia đình thu nhập thấp thường gặp phải đó là thực tế những giải pháp về công nghệ tại địa phương thường rất hạn chế và thường thiếu những công nghệ phù hợp. Khả năng của người dân tiếp cận đến những nguồn tín dụng để tiếp nhận cho những mô hình công nghệ sẵn có thì lại hạn chế. Việc tăng cường năng lực cho khu vực kinh tế tư nhân để qua đó giới thiệu đến người dân nông thôn những mô hình cấp nước riêng lẻ giải quyết những vấn đề tài chính hạn hẹp của người sử dụng trong khi vẫn còn 56% hộ gia đình nông thôn đang sử dụng mô hình cấp nước nhỏ lẻ phân tán. Thiết nghĩ, đây cũng là một giải pháp tốt, một số nước trong khu vực đã gặt hái được nhiều thành công trong việc phát triển những mô hình công nghệ nước đa dạng. Ông Căn cho biết thêm.

Xã hội hóa lĩnh vực cấp nước an toàn nông thôn là vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào sự pháp triển cấp nước an toàn nhằm nâng cao điều kiện sống và tăng cường sức khỏe cho dân cư nông thôn, cụ thể là: Tuyên truyền – giáo dục nhằm nâng cao nhu cầu dùng nước an toàn, nâng cao sự hiểu biết của người dân, mối liên quna giữa cấp nước – vệ sinh với sức khỏe và sự phát triển của xã hội…

Quỳnh Anh