Đắk Lắk: Phát triển bền vững cây ăn trái ở Tây Nguyên

BVR&MT – Phát triển bền vững vùng cây ăn trái ở Tây Nguyên đang là vấn đề được nhiều nhà vườn, chuyên gia nông nghiệp, lãnh đạo tại địa phương ở một số tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn quan tâm.

Phát triển cây ăn trái ở Tây Nguyên đang được địa phương và chủ nhà vườn quan tâm.

Huyện Ea Súp xã Cư M’Lan, khu vực Tây Nguyên là nơi chiếm đến 50% diện tích cây ăn trái của cả nước. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ và tăng cường đầu tư thâm canh, sử dụng giống táo Đài Loan, xoài, ớt mới mà năng suất và chất lượng các loại trái cây không ngừng tăng lên.

Điển hình là hộ gia đình của ông Ông Dương Đức Trâm xã Cư M’Lan, thôn 6 đã đầu tư khoảng 40 triệu tiền mua cây giống trồng 800 cây táo Đài Loan.

Ông Dương Đức Trâm bán táo cho khách du lịch.

Mỗi năm Ông Dương Đức Trâm đã thu hoạch và bán ra giống táo Đài Loan thu được khoảng 500 triệu đồng, bình quân mỗi kg ông bán ra là 50.000đ cho khách qua đường đi từ Ea Súp về Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk; Chưa kể đến khối lượng táo ông xuất bán cho các siêu thị. Ông thuê sáu công nhân để hái táo bán hàng ngày, với tiền công 200.000đ/ngày, thương hiệu táo Đài Loan của ông Trâm nổi tiếng là sản phẩm sạch.

Hiện tại, táo Đài Loan đang là cây ăn quả chủ lực trồng tập trung theo hướng bảo đảm năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Đặc biệt tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ chuyển giao công nghệ tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa lớn. Ông Trâm là tấm gương điển hình trong sản xuất nông nghiệp cây ăn trái giỏi của địa phương.

Sản phẩm táo của ông Trâm nổi tiếng là sản phẩm sạch.

Theo định hướng của huyện Ea Súp đến năm 2020 diện tích trồng cây ăn trái sẽ đạt được 77.500 hecta lượng dự kiến 1,6 triệu tấn quả táo Đài Loan. Trong đó diện tích trồng cây ăn trái đạt tiêu chuẩn G.A.P chiếm từ 15 đến 20 %.

Để đạt được mục tiêu trên tỉnh Đắk Lắk đã đề xuất xây dựng các nguồn nguyên liệu tập trung cho từng loại sản phẩm; đồng thời quản lý và hướng dẫn nông dân thực hiện sản xuất cây giống từ cây giống đến kỹ thuật trồng trọt đến khi thu hoạch theo quy trình đạt chuẩn G.A.P. Đồng thời tổ chức sản xuất theo hướng tái cơ cấu nông nghiệp, hình thành chuỗi giá trị bền vững bằng việc xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp có tham gia của doanh nghiệp đảm bảo có đầu vào và đầu ra cho táo Đài Loan.

Lê Vân