Công điện khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới

BVR&MT – Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai vừa ban hành công điện khẩn số 15/CĐ-TW gửi Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bà Rịa – Vũng Tàu và các đơn vị sở ngành liên quan về phương án ứng phó với đợt áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão này.

Bản đồ đường đi của Áp thấp nhiệt đới.

Theo bản tin của Trung tâm DBKTTV Quốc gia, hiện nay trên vùng biển phía Đông đảo Pa-la-oan (Phi-líp-pin) có một vùng áp thấp đang hoạt động. Vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 10,0-11,0 độ Vĩ Bắc; 120,0-121,0 độ Kinh Đông cách phía Bắc đảo Pa-la-oan khoảng 100km về phía Đông.

Dự báo trong 24 giờ tới vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km/h, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Trong 24-48h tiếp theo, ATNĐ di chuyển rất nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh lên thành bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Để chủ động ứng phó với vùng áp thấp di chuyển rất nhanh và có khả năng mạnh lên thành ATNĐ bảo. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh. thành phố các Bộ ngành triển khai các biện pháp để bảo đảm an toàn về người tài sản của nhân dân và Nhà nước, trong đó tập trung một số nội dung cấp bách sau:

Thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí hướng di chuyển và diễn biến của vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành ATNĐ, bão để thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trên Biến Động trong 24h tới: Phía Đông kinh tuyến 150 độ Kinh Đông; phía Bắc vĩ tuyến 10,0 độ Vĩ Bắc và được điều chỉnh theo các bản tin dự báo.

Quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành ATNĐ băo dế kip thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra.

Rà soát, chủ động tổ chức triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho người trên đảo, nhà giàn,giàn khoan dầu khí, lồng bè nuôi trồng thủy sản, các hoạt động khai thác trên biển, ven biển; tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biển và trên các đảo.

Tổ chức kiểm tra rà soát phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hổ dập, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu và công trình đang thi công. Rà soát các khu dân cư ven biển, ven sông, suối, hạ lưu các hồ, dập, vùng trũng thấp, khu vực có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất để sẵn sàng phương án di dời, sơ tán dân ở những vùng nguy cơ cao đến nơi an toàn.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Bộ Ngoại giao có công hàm gửi các nước trong khu vực tạo điều kiện cho tàu thuyền của ngư dân vào tránh trú bão để… bảo an toàn

Các Bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thời lượng phát tin về diễn biến của vùng áp thấp để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.

Hoàng Tôn