Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk: Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng

BVR&MT – Xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, UBND tỉnh trong, chủ động tham mưu cho Sở NN&PTNT và UBND tỉnh ban hành các văn bản, chính sách liên quan cũng như có cơ chế quản lý đặc biệt đối với các khu rừng sở hữu các loài cây gỗ quý hiếm, hệ sinh thái đa dạng.

Ông Đỗ Xuân Dũng – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại Lễ kỷ niệm 47 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam.

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, có diện tích tự nhiên là 1.303.050 ha. Theo thống kê toàn tỉnh hiện có 514.991,0 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên 446.222,7 ha, diện tích rừng trồng 68.768,3 ha, diện tích đất chưa có rừng 220.997,6 ha, tỷ lệ  che phủ rừng là 38,6%.  Với quy mô dân số hơn 1.870 ngàn người, trong đó, dân số đô thị chiếm 22,5%, dân số nông thôn chiếm 77,5%, thành phần dân tộc đa dạng (47 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 31% dân số), địa hình phức tạp, tiếp giáp 04 tỉnh Gia Lai,Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Nông và có 73 km đường biên giới với tỉnh Mondulkiri – Campuchia. Đắk Lắk là địa phương có diện tích tự nhiên lớn, địa bàn hiểm trở, đi lại khó khăn, tình hình phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trong thời gian gần đây tuy có giảm so với những năm trước, nhưng nhìn chung vẫn còn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn xảy ra. 

Nhận thức rõ những đặc điểm trên, những năm qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của chủ rừng và các cơ quan Nhà nước, xây dựng Đề án sắp xếp, kiện toàn bộ máy của lực lượng Kiểm lâm, theo Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ. Thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng  năm 2020, tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh… Đồng thời, đơn vị cũng chú trọng thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020, đề xuất xây dựng và triển khai các đề án, dự án về bảo vệ, phát triển rừng như: Đề án ứng dụng công nghệ cao trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Đắk Lắk; Dự án hiện đại hóa, nâng cao năng lực bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025; Dự án giảm phát thải khí nhà kính (REDD+) giai đoạn 2021-2025. 

Để công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR, phát triển rừng đạt hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng, trong năm 2020 đối với công tác tuyên truyền được quan tâm, thực hiện thường xuyên, Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 455/KH-CCKL về tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản năm 2020. Đã in ấn bộ sách gồm: Luật Lâm nghiệp, Nghị định 35/2019/NĐ-CP, Nghị định 01/2019/NĐ-CP, Nghị định 156/NĐ-CP của Chính phủ cấp phát đến từng đơn vị trực thuộc, các  chủ rừng và các cá nhân liên quan trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương, tuyên truyền qua phương tiện truyền thanh của huyện, xã, tuyên truyền lưu động. Các chủ rừng ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR với người dân sống gần rừng, tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp tại UBND xã, thôn, buôn, với tổng số 820 lượt người tham dự, thực hiện các bài viết và đăng tải với tổng số 179 tin trên Cổng thông tin điện tử của Sở NN&PTNT và các phương tiện thông tin truyền thông tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Bên cạnh đó công tác theo dõi diễn biến rừng và đất  rừng được  chú trọng, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho Sở NN&PTNT về việc tăng cường thực hiện công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, tổ chức kiểm tra  công tác theo dõi, xác minh, cập nhật diễn biến rừng và đất rừng năm 2020 đối với những diện tích rừng và đất lâm nghiệp, có biến động còn tồn đọng như: diện tích đã phúc tra hiện trạng rừng, diện tích điều chỉnh thống nhất với bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, kết quả kiểm tra, rà soát của các cấp thẩm quyền, đoàn kiểm tra của huyện, xã…(đặc biệt là diện tích rừng trồng của người dân tại các huyện Mđrắk, Krông Bông, Krông Năng và Ea Súp). Qua đánh giá và ghi nhận kết quả thực hiện,đến tháng 12/2020 đã cập nhật, đồng bộ  cơ sở dữ liệu quản lý ngành lâm nghiệp 12.686,2 ha độ che phủ rừng tính đến hết năm 2020 đạt 38,74%  tăng 0.14% so với năm 2019, (bao gồm cả diện tích rừng cây đặc sản, cây cao su ngoài quy hoạch lâm nghiệp). Bên cạnh đó Chi cục Kiểm lâm tỉnh  đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc Kiểm kê đất đai trong năm 2020, với kết quả này diện tích rừng trồng ngoài quy hoạch lâm nghiệp tại một số địa phương tăng khá lớn như: huyện M’Drắk tăng khoảng gần 12.000 ha, huyện Krông Bông tăng gần 1.000 ha. Đối với công tác bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm  đã  chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện giao nộp động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cho nhà nước, đông  thời xây dựng Phương án quản lý rừng bền vừng và Đề án du lịch sinh thái của tất cả các Ban quản lý rừng, Công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh

Trong năm 2020, toàn tỉnh  đã trồng được 2.390 ha rừng, đạt 135 % kế hoạch (theo kế hoạch là 1.770 ha), trồng cây phân tán được trên 79.000 cây. Lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra phát hiện, lập hồ sơ xử lý 716 vụ vi phạm, giảm 1,9% số vụ so với năm 2019, tịch thu hơn 738 m³, 513 phương tiện các loại, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 5,1 tỷ đồng 

Trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, năm 2020, diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) của tỉnh là 220.741 ha; trong đó: Chủ rừng là tổ chức nhà nước (18 đơn vị): 197.853 ha; Chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình (133 chủ rừng): 6.260 ha; Các tổ chức không phải là chủ rừng nhưng được giao quản lý rừng là UBND cấp xã, phường (gồm 13 đơn vị): 13.070 ha và Các chủ rừng khác (Doanh nghiệp ngoài nhà nước) gồm 08 đơn vị: 3.558 ha.Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh đã có những tác động tích cực đến công tác quản lý bảo vệ rừng trong lưu vực. Qua công tác kiểm tra, giám sát nhận thấy: tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép đối với các khu rừng cung ứng DVMTR có chiều hướng giảm.  Công tác  quản lý bảo vệ rừng, PCCCR luôn được quan tâm, là nhiệm  vụ trọng tâm – Chi cục Kiểm lâm chủ động tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản  tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản. Đồng thời xây dựng hoạch kiểm tra các đơn vị chủ rừng thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, sẵn sàng ứng phó kịp thời nếu có cháy rừng xảy ra, nhằm đảm bảo phòng cháy và chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ. Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là các vùng giáp ranh, cần có  quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng  tuần tra bảo vệ biên giới; quản lý, bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng ở địa phương như  tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai đề nghị tăng cường tuần tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm Luật lâm nghiệp vùng giáp ranh với tỉnh Đắk Lắk. Tổ chức ký quy chế phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng để bảo vệ rừng vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng. Theo ghi  nhận những kết quả đạt được: Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Chi cục Kiểm lâm vùng IV kiểm tra rừng tại tiểu khu 735 thuộc lâm phần quản lý của Ban QLRPH Núi Vọng Phu phát hiện 01 vụ khai thác rừng trái pháp luật, với khối lượng gỗ bị khai thác còn lại hiện trường là 15,283 m3; tại huyện Ea Súp tổ chức kiểm tra, phát hiện vụ khai thác, tàng trữ gỗ tại tiểu khu 262 do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Cao su Phước Hòa – Đắk Lắk quản lý, tang vật thu được gồm 5,838m3 gỗ từ nhóm 2-7.

Năm 2020 được xác định là năm “Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, góp phần xây dựng lực lượng Kiểm lâm vững mạnh”, Chi cục Kiểm lâm đã ban hành  một số văn bản,  thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương, tác phong lề lối làm việc trong thực thi công vụ của toàn lực lượng thuộc Chi cục Kiểm lâm như việc kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương và tăng cường chấn chỉnh hoạt động của Chi cục Kiểm lâm. Nhìn chung  việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao, quy chế làm việc,văn hóa công sở có nhiều chuyển biến  tích cực ,quản lý, giám sát chặt chẽ việc sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc tại công sở, địa bàn công tác. Ngoài ra đơn vị đã phối hợp với Phân hiệu trường đại học Lâm nghiệp tổ chức tập huấn cho lực lượng Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gồm 2 nội dung: Tập huấn nghiệp vụ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, Tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Công tác  Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử luôn được  xác định rõ trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, mỗi cán bộ kiểm  đều sử dụng email công vụ trong xử lý công việc, triển khai thực hiện chữ ký số trong công tác quản lý văn bản và điều hành. Lãnh đạo, công chức quản lý cấp phòng đều thực hiện văn phòng điện tử trong việc xử lý công việc, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác cải cách hành chính.

Trao đổi với phóng viên Bảo vệ rừng và Môi trường, ông Đỗ Xuân Dũng – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Chi cục Kiểm lâm  tỉnh đã triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc  các chỉ đạo  của  Bộ NN & PTNNT, Tỉnh ủy, ban chỉ đạo 1287, UBND tỉnh và Sở NN&PTNT trong công tác quản lý, bảo vệ và phát  triển rừng, PCCCR, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh và Sở NN&PTNT chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng thực hiện các giải pháp quyết liệt về quản lý, bảo vệ rừng, kiểm tra, thanh tra công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đối với các đơn vị chủ rừng, UBND cấp huyện, xã. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc huy động lực lượng, phối hợp với các đơn vị tăng cường kiểm tra, truy quét các điểm nóng xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh”.

Lê Hồng