Bình Lục ( Hà Nam): Xây dựng NTM gắn liền phát triển mô hình chuỗi liên kết

BVR&MT – Bình Lục tỉnh Hà Nam đang phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới (NTM) trong năm 2019. Hiện nay, NTM phải gắn liền với phát triển kinh tế là việc làm thiết thực nhất đối với người dân. Bình Lục đã có vùng quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng được 16 mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Trong đó, xã Hưng Công được chọn với mô hình trồng dưa nhà lưới đang mang lại những tín hiệu tích cực.

Chủ tịch UBND xã Hưng Công và cán bộ Phòng nông nghiệp tham quan mô hình dưa liên kết.

Vấn đề đặt ra đối với Bình Lục là đủ điều kiện để được công nhận huyện NTM vào năm 2019, mà còn là xây dựng NTM như thế nào để thỏa mãn sự mong đợi của người dân địa phương. Đó chính là phát triển kinh tế nông thôn.

Xem thêm:

Huyện Bình Lục (Hà Nam): Phấn đấu về đích Nông thôn mới năm 2019

Nuôi thủy sản cho thu nhập cao cần chuỗi liên kết

Chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp đang dần hình thành, tuy nhiên điều kiện về hạ tầng sản xuất chưa đủ hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Mặc dù đi đúng chủ trương, song để phát huy thế mạnh của huyện trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh, Bình Lục cần đòn bẩy mạnh mẽ hơn từ cơ chế chính sách.

Phóng viên trao đổi với Chủ tịch UBND xã Hưng Công – huyện Bình Lục, Hà Nam về chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trao đổi với Phóng viên (PV), Ông Nguyễn Văn Duy – Chủ tịch UBND xã Hưng Công cho biết, Từ khi có Xây dựng NTM, UBND xã Hương Công luôn phấn đấu xây dựng kế hoạch, chính sách phù hợp với địa phương. Từ đó có những đề xuất hợp lý đến lãnh đạo huyện, cấp trên về tình hình của địa phương, đề xuất những việc làm cụ thể hợp với lợi thế của xã. Trong đó có đi học tập các mô hình để ứng dụng tại địa phương như: Tham quan mô hình dưa lê ở xã Đông Xuân ( huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội) và nhiều mô hình khác.

Được biết, xã Hưng Công đã đạt 15 tiêu chí NTM, việc được chọn thực hiện mô hình chuỗi liên kết dưa lưới của tỉnh Hà Nam đang mang lại những hiệu quả thiết thực. PV đã đến tham quan mô hình trồng dưa trong nhà lưới của bà Trần Thị Kiểm, bà chia sẻ: Mô hình dưa nhà lưới mang lại kết quả cao hơn trồng lúa rất nhiều. Thu hoạch dưa trồng trong nhà lưới được hơn 40 triệu/ 2 tháng. Bước đầu triển khai, gia đình được cấp giống, cán bộ về hướng dẫn chăm sóc, kỹ thuật trồng cây. Hiện nay, gia đình cơ bản nắm bắt được kỹ thuật, cách chăm sóc dưa lưới. Mong rằng sẽ nhận được những hỗ trợ nữa từ UBND xã Hưng Công và cấp trên quan tâm hơn nữa.

Vụ thu hoạch dưa lưới đầu tiên của người dân xã Hưng Công mang lại những tín hiệu tích cực.

Tuy nhiên, để huyện Bình Lục hoàn thành NTM đúng lộ trình đề ra, Bình Lục còn nhiều việc phải làm: 3 xã đăng ký hoàn thành tiêu chí NTM năm 2018 cũng còn nhiều tiêu chí thực hiện dở dang; 2 xã đăng ký về đích NTM năm 2019.

Tổng mức mức vốn dự kiến cả năm 2018: 169,409 tỷ đồng. (Trong đó Vốn: ngân sách tỉnh: 40,083 tỷ đồng; ngân sách huyện: 15,696 tỷ đồng; ngân sách xã: 34,867 tỷ đồng; nhân dân đóng góp: 12,168 tỷ đồng; vốn lồng ghép: 30,195 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp: 6 tỷ đồng; vốn khác: 20,119 tỷ đồng).

Trong điều kiện hiện nay, phát triển kinh tế nông nghiệp mang tính bền vững phải có sự liên kết chặt chẽ. Cần có sự giám sát kịp thời từ phía UBND xã đến người dân tham gia chuỗi liên kết. Từ đó mới sự tin tưởng từ nhà đầu tư hay doanh nghiệp đầu tư vào địa phương phát triển kinh tế. Với nhiệm vụ đó, việc cải tạo cảnh quan, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn là vấn đề vừa mang tính cấp bách mang tính lâu dài. Bình Lục cần có những kế hoạch rà soát và đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu huyện NTM 2019.

Văn Trì