Bảo tồn hổ và các loài mèo lớn tại Việt Nam

BVR&MT – Bảo tồn hổ và các loài mèo lớn tại Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Do đó cần có những giải pháp thực hiện tốt các qui định của pháp luật, làm lan tỏa thông điệp, hành vi thân thiện với môi trường thiên nhiên, hướng đến mục tiêu giảm thiểu nhu cầu sử dụng, đẩy lùi nguy cơ săn, bắt, buôn bán, góp phần ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài, bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Bảo tồn hổ và các loài mèo lớn tại Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

I. PHÂN LOẠI HỔ TRÊN THẾ GIỚI

Có một loài tên là Hổ Tasmania (Tasmanian tiger), tuy nhiên loài này không thuộc họ mèo Felidae, hổ Tasmania thuộc họ Thylacinidae, và đã tuyệt chủng từ năm 1936, cá thể cuối cùng chết tại vườn thú Tasmania – Úc.

Có 9 loài phụ hổ trên thế giới thuộc họ mèo (Felidea), trong đó:

Có 3 loài phụ hổ đã bị tuyệt chủng gồm: Hổ Bali (Panthera tigris balica), Hổ Caspian (Panthera tigris virgata), và hổ Java (Panthera tigris sondaica);

Mẫu vật hổ Caspian cuối cùng bị bắn năm 1953 tại Iran

Có 6 loài phụ hổ đang còn tồn tại gồm:

1. Panthera tigris altaica – Hổ Siberia hay Hổ Amur.

2. Panthera tigris amoyensis – Hổ Hoa Nam.

3. Panthera tigris corbetti – Hổ Đông Dương.

4. Panthera tigris jacksoni – Hổ Mã Lai.

5. Panthera tigris sumatrae – Hổ Sumatra.

6. Panthera tigris tigris – Hổ Bengal hay Hổ Ấn Độ, Hổ Amur tại vườn thú Pittsburgh

* PHÂN BỐ HỔ TRÊN THẾ GIỚI

◦ Hiện tại hổ còn phân bố ở 13 quốc gia: Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Bangladesh, LB Nga, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Cam Pu Chia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Indonesia

· KÍCH THƯỚC QUẦN THỂ HỔ

+ Cách đây hơn một thế kỷ, có khoảng 100 nghìn cá thể phân bố khắp lục địa châu Á;

– Trước đây, hổ phân bố ở khắp các vùng rừng núi Việt Nam, đặc biệt các tỉnh Tây Bắc (Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…), các tỉnh bắc trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), các tỉnh Nam Trung bộ và các tỉnh Tây Nguyên thậm chí Đông Nam Bộ đều có Hổ);

– Số hổ hiện còn trong tự nhiên còn khoảng 3890 cá thể, trong đó Ấn Độ có 2226 cá thể hổ Begal, LB Nga có 433 cá thể hổ Amur, Thái Lan có 198 cá thể hổ Đông dương, Indonesia có 371 cá thể hổ Sumatra

*QUẦN THỂ HỔ TRONG NUÔI NHỐT

+ Hổ được nuôi khắp thế giới với các mục đích khác nhau như phục vụ biểu diễn xiếc, bộ sưu tập cá nhân, trưng bày tại các vườn thú, cứu hộ, bảo tồn…

+ Hoa Kỳ ước tính có 5 nghìn cá thế hổ

+ Trung Quốc nuôi khoảng 6 nghìn cá thể hổ

+ Thái Lan nuôi khoảng gần 2 nghìn cá thể hổ

+ Quốc gia không có phân bố hổ như Nam Phi cũng nuôi khoảng 500 cá thể hổ

+ Cộng hoà Séc khoảng 390 cá thể hổ

+ Cộng hoà Liên Bang Đức khoảng 164 cá thể hổ

+ Anh Quốc có 38 cơ sở nuôi với 112 cá thể hổ

+ Hổ được nuôi như loại thú cảnh rất nhiều ở các nước Ảrập.

· QUẦN THỂ HỔ TRONG NUÔI NHỐT

+ Hổ có nuôi sinh sản thành công không: câu trả lời từ lý thuyết và thực tiễn đếu cho thấy hổ rất dễ nuôi sinh sản trong môi trường có kiểm soát, chỉ tính riêng Hoa Kỳ hiện nay quần thể hổ nuôi nhốt đã lớn hơn quần thể hổ tự nhiên trên toàn cầu:

Theo các nghiên cứu hổ có thể sinh 2 đến 4 con trong một lần/2năm, nếu tất cả các

con non đều chết thì hổ sẽ sinh tiếp nứa tiếp theo trong vòng 5 tháng. Mật độ sinh có thể nhanh hơn trong điều kiện nuôi nhốt đủ thức ăn.

+ Hổ được nuôi nhốt tại trung tâm tình nguyện Bắc Carorila – USA, do các nhà tài trợ hỗ trợ, hổ được nuôi nhốt cơ sở tại Nam Ninh, Trung Quốc.

*. QUY ĐỊNH VỀ NUÔI HỔ

+ Đa phần các quốc gia không cấm nuôi hổ, tuy nhiên hổ phải được đăng ký, quản lý chặt chẽ.

+ Công ước về thương mại quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp CITES xếp hổ vào Phụ lục I vào ngày 22.10.1987.

+ IUCN xếp hổ vào nhóm các loài nguy cấp (EN) cho đến cực kỳ nguy cấp (CR) và tuyệt chủng (EX).

+ Nghị quyết 12.5 quy định “yêu cầu các quốc gia có nuôi hổ phải bảo đảm quản lý chặt chẽ,mẫu vật chết được tiêu huỷ, không để các cơ sở này bán trái phép các mẫu vật hoặc sử dụng các cơ sở để bán các mẫu vật hổ”.

+ Trên nghị trường quốc tế hiện tồn tại 02 quan điểm về nuôi hổ, một số quốc gia kịch liệt phản đối nuôi hổ như Ấn Độ, một số quốc gia ủng hộ nuôi hổ vì mục đích thương mại như Trung Quốc… dẫn đến chưa có một giải pháp rõ ràng cho vấn đề này.

· THÁCH THỨC BẢO TỒN HỔ TOÀN CẦU

+ Mất sinh cảnh sống là nguyên nhân lớn nhất rất đến quần thể hổ bị đe doạ tuyệt

chủng, hổ đã mất đi 93% sinh cảnh so với lịch sử phân bố.

+ Săn bắt là nguyên nhân lớn thứ 2, cho nhiều mục đích khác nhau như giải trí,

sung đột với con người, lấy các sản phẩm hổ làm thực phẩm, làm thuốc.

+ Sự suy giảm của quần thể con mồi, chủ yếu là các loài thú móng guốc như hươu,

nai, lợn rừng….

· BUÔN BÁN HỔ TOÀN CẦU

+ Tài liệu 51. Cuộc họp UBTT CITES 70 tại Shochi 2018 chỉ ra hai con đường cung cấp song song cho hổ bất hợp pháp: tuyến đường xuyên Himalaya cung cấp các loài mèo lớn hoang dã và một tuyến Đông Nam Á cho nuôi nhốt với các điểm đến chính là Trung Quốc. Bằng chứng cho thấy nhu cầu tiêu dùng người châu Á được cung cấp bởi những con mèo lớn ngoài khu vực;

+ Hổ, sản phẩm hổ ghi nhận buôn lậu từ các nước có trang trại hổ như Nam Phi, Cộng hoà Séc, Lào, Thái Lan và tại Việt Nam để phục vụ nấu cao, lấy da, móng, nanh.

II. TÌNH TRẠNG QUẦN THỂ HỔ VIỆT NAM

+ Theo dữ liệu điều tra hổ năm 2011 do Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES thực hiện ước tính chỉ còn dưới 50 cá thể phân bố ở các khu vực hiểm trở thuộc các khu bảo tồn dọc biên giới với Lào và

Cam Pu Chia.

+ Theo IUCN hiện nay, hổ Việt Nam không có quá 5 cá thể, tuy nhiên không có một nghiên cứu nào khẳng định các con số này.

+ Hình ảnh hổ cuối cùng ghi nhận được là cá thể hổ chụp bằng bẫy ảnh tại Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An năm 1999.

· QUẦN THỂ HỔ TRONG NUÔI NHỐT

+ Thống kê chưa đầy đủ cho thấy cả nước có khoảng 300 cá thể hổ đang được nuôi tại các cơ sở khác nhau:

+ Các vườn thú sở hữu nhà nước và tư nhân;

+ Các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã;

+ Các cơ sở được Thủ tướng chính phủ cho phép nuôi thí điểm từ năm 2007;

+ Một số cơ sở nuôi trái phép, như các cơ sở tại Nghệ An được cơ quan chức năng phát hiện gần đây… (không có cơ sở thống kê).

· QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

+ Luật đầu tư 2020 cấm đầu tư, kinh doanh mẫu vật hổ có nguồn gốc từ tự nhiên;

+ Nghị định 64/2019/NĐ-CP quy định hổ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

+ Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định hổ thuộc Nhóm IB các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

+ Các quy định trên không cấm nuôi hổ có nguồn gốc hợp pháp và không có nguồn gốc tự nhiên.

+ Đáp ứng các điều kiện chặt chẽ tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 160/2013/NĐ-CP.

+ Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi các loài thú dữ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

+ Các chế tài xử phạt tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP và Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

· CƠ CHẾ QUẢN LÝ NUÔI HỔ

+ Các cơ sở nuôi hổ chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan Kiểm lâm, Công an địa phương theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học và các văn bản dưới luật;

+ Đăng ký với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP hoặc Nghị định số 160/2013/NĐ-CP;

+ Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các Cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương;

+ Được đánh dấu, truy xuất nguồn gốc theo quy định của CITES và Pháp luật (các cá thể hổ nhập khẩu hợp pháp hiện nay đều được găn microchip để quản lý).

· ĐIỀU KIỆN NUÔI GIỮ HỔ

– Đa phần các cơ sở nuôi hổ có điều kiện tốt, tuy nhiên có một số cơ sở chưa đáp

ứng các yêu cầu về an toàn và nhân đạo:

– Số lượng hổ bắt giữ lớn gây quá tải hệ thống cứu hộ và bản thân các cơ sở cứu

hộ thiếu điều kiện kinh phí, kỹ thuật để duy trì quần thể hổ thu giữ từ các vụ án.

· THỰC TRẠNG LOÀI TRONG NUÔI NHỐT TẠI VIỆT NAM

Kết quả phân tích quần thể hổ nuôi năm 2012 cho biết: Đã xác định 3 phân loài Hổ nuôi tại 6 trang trại gồm:

1. Panthera tigris altaica – Hổ Siberia hay Hổ Amur. 7 mẫu (7 cá thể);

2. Panthera tigris corbetti – Hổ đông dương. 25 mẫu (25 cá thể);

3. Panthera tigris tigris – Hổ Bengal hay Hổ ấn độ 4 mẫu (4 cá thể).

* BUÔN BÁN TRÁI PHÁP LUẬT HỔ

+ Hàng năng, lực lượng chức năng bắt giữ hàng chục vụ buôn bán hổ, báo trái phép, trong đó có các đường dây buôn bán chuyên nghiệp; nhiều đối tượng bị xử lý hình sự đến trên 5 năm tù giam.

+ Các khu vực trọng điểm diễn ra các hoạt động buôn bán, tiêu thụ hổ trái phép là các tỉnh miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá từ đó vận chuyển đến nhiều tỉnh thành trong cả nước.

· KIỂM SOÁT VIỆC NUÔI HỔ

+Tại sao chúng ta cần kiểm soát nuôi hổ:

+ Luật cần được thực thi;

+ Chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ tại các chỉ thị 03, 28 và 29CT/TTg;

+ Việt Nam đã cam kế chống buôn bán động vật hoang dã trái phép ở cấp cao như tại tuyên bố Hà Nội IWT năm 2016;

+ Việt Nam là thành viên của CITES từ năm 1994;

+ Thể hiện nỗ lực, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

· THÁCH THỨC QUẢN LÝ NUÔI HỔ

+ Số hổ nuôi tại các cơ sở ngày một tăng, từ khoảng 120 cá thể năm 2015 lên khoảng 300 cá thể hiện nay: Do hổ sinh sản tại các cơ sở và hổ bắt giữ từ các vụ buôn bán, nuôi nhốt trái pháp luật;

+ Các cơ sở chưa được quản lý, truy xuất đồng bộ (gắn chip, lấy mẫu AND) có thể dẫn đến rủi ro bị thay đổi nguồn gốc.

+ Một số cơ sở nuôi tồn tại chưa đáp ứng điều kiện an toàn, điều kiện sống phù hợp;

+ Còn hiện tượng nuôi trái pháp luật với các thủ đoạn tinh vi, thiếu sự kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương.

+ Việt Nam nằm bên cạch các quốc gia có nguồn hổ nuôi nhốt nhiều như Lào, Thái Lan….

+ Phối hợp liên ngành còn hạn chế, chưa huy động được sự hộ trợ về tài chính, kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, các tổ chức Phi chính phủ.

II. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỒ

Tỉnh Quảng Bình đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Nước Việt (FOUR PAWS Viet) và Tổ chức động vật Châu Á (AAF) triển khai hoạt động kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng Vaccine và di dời 07 cá thể hổ Đông Dương là tang vật của một vụ án buôn bán động vật hoang dã trái phép ở Nghệ An bàn giao để cứu hộ vào ngày 22/3/2022 về khu chuồng nuôi mới.

+ Khuyến khích lực lượng chức năng ưu tiên kiểm soát nuôi động vật hoang dã nói chung và hổ nói riêng;

+ Tăng cường năng lực thực thi pháp luật với các kỹ năng như cứu hộ, chăm sóc, lấy mẫu, quy định pháp luật…

+ Phối hợp liên ngành trong chia sẻ thông tin, kiểm tra, bắt giữ các hoạt động nuôi, tàng trữ, vận chuyển;

+ Xác định các tuyến đường buôn lậu động vật hoang dã, hổ;

+ Giám định pháp y trong phân tích mẫu vật gặp trong buôn bán như xương, da, thịt, cao….

+ Vấn đề nuôi hổ là vấn đề không chỉ của Việt Nam, do vậy cần có giải pháp toàn cầu.

+ Hợp tác trong giám định AND mẫu vật hổ bắt giữ theo quy định tại Quyết định 18.104.

+ Thực hiện các Quyết định số 17.226 & 18.100 – 18.109 của CITES về buôn bán các loài mèo lớn châu á (Felidae spp.)

+ Nghị quyết 12.5 về bảo tồn và thương mại các loài hổ và mèo.

+ Chỉ riêng Việt Nam thực hiện quản lý chặt nuôi nhốt, buôn bán hổ là không đủ, đòi hỏi phải có sự tham gia đồng bộ các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có trung

đường biên giới.

+ Quản lý cơ sở nuôi

– Kiểm tra, hướng dẫn, đăng ký theo quy định, xử lý nghiêm các cơ sở gây nuôi trái phép

– Truy xuất nguồn gốc, đánh dấu mẫu vật bằng sổ theo dõi vật nuôi, gắn Microchip, gắn thẻ, ảnh vân hổ, lấy mẫu AND;

– Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo quy định Pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ.

+ Các hoạt động giảm cầu, nâng cao nhận thức:

– Đưa giáo dục bảo tồn vào các cấp bậc phổ thông;

– Thực hiện các nghiên cứu khoa học, công bố các bài báo khoa học về dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật hoang dã;

– Làm việc với các cơ sở nghiên cứu khoa học về thuốc cổ truyền để xác định tác dụng của cao hổ bằng chứng cứ khoa học;

– Ngăn chặn các thông tin quảng cáo sai sự thật về thuốc trên các mạng xã hội

– Tuyên truyền về kết quả xử lý, truy tố các đối tượng vi phạm.

– Sinh kế bền vững;

– Văn hoá và bảo tồn hổ.

* NHU CẦU HỖ TRỢ TỪ CÁC TỔ CHỨC

+ Tại chỉ thị 29 của TTg, Thủ tướng đã chỉ ra 12 giải pháp các Bộ, ngành, UBND tỉnh cần thực hiện:

+ Các tổ chức căn cứ các giải pháp nêu trên được khuyến khích tham gia hỗ trợ để các giải pháp được thực thi tốt hơn.

+ Về xây dựng chính sách;

+ Về kỹ thuật như gắn chip, lấy mẫu AND, phần mềm quản lý….

+ Hỗ trợ trong cứu hộ, bảo tồn nguồn gen;

+ Chia sẻ thông tin;

+ Thực hiện các nghiên cứu khoa học thông qua các dự án cụ thể;

+ Tập huấn, tăng cường năng lực;

+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền pháp luật.

+ Cơ quan đầu mối gồm các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, Các cơ quan thực thi pháp luật từ trung ương đến địa phương như Kiểm lâm, Công an, tập trung các tỉnh có nuôi nhốt, buôn bán trái pháp luật hổ.

* PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA CÁC LỰC LƯỢNG:

Các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn và đảng ủy trực thuộc Trung ương; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội Trung ương và địa phương; Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội; Các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Công thương; Bộ Y tế; Bộ Ngoại giao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao, cùng phối hợp tổ chức thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao./.