Bản đồ hóa áp lực của con người đối với môi trường

BVR&MT – Theo một nghiên cứu mới được công bốtrên tạp chí Nature Communications, mặc dù con người đang ngày càng mở rộng phạm vi tạo áp lực lên khắp hành tinh, tỷ lệ gia tăng áp lực vẫn thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tếvà dân số.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ vệ tinh và điều tra thực tếđể thiết lập bản đồ về các tác động môi trường do hoạt động của con người (dấu chân con ngườihuman foodprint) trong vòng 16 năm (1993-2009). Kết quả cho thấy, trong khi dân số tăng thêm 23% và tăng trưởng kinh tế153% trong giai đoạn này, “dấu chân con người” chỉ tăng 9%. Điều này cho thấy, con người đang sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả hơn.
Nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ gia tăng “dấu chân con người” chậm hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và dân số.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích một số yếu tố tác động, bao gồm diện tích xây dựng, đất canh tác, khu chăn thả gia súc, mật độ dân số, công trình đường sắt và đường bộ trong giai đoạn 1993-2009. Theo đó, chỉ có 3% các khu vực đa dạng sinh học với tỷ lệ cao các loài bị đe dọa không chịu áp lực lớn từ con người, còn lại 97% các khu vực có nhiều loài cư trú trên Trái đất đã thay đổi đáng kể. “Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học đang thực sự diễn ra”, đồng tác giả James Watson tại Đại học Queensland và Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã khẳng định.
Bản đồ thể hiện thay đổi tác động của con người đến môi trường giai đoạn (1993-2009)
Một số quần xã sinh vật chịu tác động mạnh hơn cả từ “dấu chân con người” bao gồm rừng lá rộng ôn đới tại Tây Âu, miền Đông Hoa Kỳ, Trung Quốc, rừng khô nhiệt đới tại Ấn Độ, Brazil và rừng nhiệt đới ẩm tại Đông Nam Á. Hiện còn lại các khu vực xuất hiện ít hoặc không có “dấu chân con người” như sa mạc Sahara, Gobi, sa mạc Úc và những khu rừng nhiệt đới ẩm hẻo lánh nhất thuộc lưu vực Congo. Mặc dù bị lấn chiếm bởi các khu dân cư, hoạt động canh tác nông nghiệp, đường thủy và đường bộ, phần lớn khu vực Amazon vẫn chịu không nhiều áp lực con người.
Nạn phá rừng ở Borneo. Ảnh: Rhett Butler
Bản đồ cũng cho thấy, các nước giàu có một vài dấu hiệu giảm “dấu chân con người”. Tuy nhiên, có thể đơn giản là vì các quốc gia này chuyển nguồn cung về thực phẩm và nguyên liệu thô sang các nước khác. Chẳng hạn, gần 40% thịt bò sản xuất tại Amazon được xuất khẩu để tiêu thụ tại các nước Liên minh châu Âu thay vì tiêu thụ trong nước.
Theo các nhà khoa học, mặc dù thể hiện xu hướng giảm dần “dấu chân con người”, bộ bản đồ vẫn cho thấy gần ba phần tư bề mặt đất trái đất đang phải chịu những áp lực mạnh mẽ từ con người.
Nguyệt Minh/ Theo Mongabay