Ba Vì – Hà Nội: Giảm nghèo hướng đến xây dựng thương hiệu OCOP

BVR&MT – Ba Vì là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số và nhiều xã có điều kiện kinh tế khó khăn của TP. Hà Nội. Những năm qua, nhờ những chính sách hỗ trợ người dân giảm nghèo, tính đến hết năm 2019 toàn huyện có 18 xã hoàn thành Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, không những giảm nghèo, nhờ thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiện nay đã có 9 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP.

Đồi chè kết hợp trồng cây ăn quả thôn Phú Yên, xã Yên Bài (huyện Ba Vì – Hà Nội).

Giảm nghèo các xã miền núi Ba Vì

Nằm xa trung tâm TP. Hà Nội, lại có nhiều xã là vùng núi, đồi gò, Ba Vì là huyện có điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn. Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Vì có gần 29 nghìn người, chủ yếu là người Mường, Dao. Đồng bào dân tộc cư trú chủ yếu tại 7 xã vùng núi gồm: Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Minh Quang, Khánh Thượng, Vân Hòa, Yên Bài. Trong đó, Ba vì có hơn 9.684 ha rừng và đất lâm nghiệp: Đất rừng là hơn 7.743 ha, đất quy hoạch cho lâm nghiệp là hơn 1.940 ha. Được phân bố trên địa bàn 13 xã, 7 xã miền núi. Rừng Ba Vì chiếm gần 38% tổng diện tích đất rừng TP Hà Nội, đồng bào dân tộc thiểu số sống chủ yếu ven núi Ba Vì.

Hạt kiểm Lâm huyện Ba Vì.

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Bảo vệ Rừng và Môi trường, ông Trần Quang Thao, Hạt phó Hạt Kiểm Lâm Ba Vì cho biết: Đồng bào dân tộc sống dựa vào núi luôn có ý thức cao trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Từ đầu năm đến nay, tổ chức được 13 lớp tập huấn, tuyên truyền về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện với 800 người tham gia.

Rừng huyện Ba Vì rất phong phú, đa dạng có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường, là lá phổi xanh của TP Hà Nội. Những năm qua, đơn vị đã chủ động xây dựng nội dung chương trình công tác sát hợp với tình hình địa bàn, qua đó làm tốt chức năng tham mưu cho UBND huyện phòng chống và chữa cháy rừng. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND huyện Ba Vì, trong năm qua đã xảy ra 2 vụ cháy rừng do làm tốt công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn huyện nên chỉ cháy phần thực bì.

Thực hiện kế hoạch 138/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Ba Vì đã triển khai đồng bộ các chương trình như: chương trình số 02 – CTr/TU của Thành ủy Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, kế hoạch phát triển kinh tế, xây dựng nôn thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, đối với các xã có dân tộc thiểu số, chú trọng công tác giảm nghèo bền vững.

Nhờ những chính sách đúng đắn được triển khai hiệu quả, đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Ba Vì đã có những bước phát triển vượt bậc. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2019 đạt 40,5 triệu đồng/người/năm.

Trong công tác phát triển kinh tế – giảm nghèo tại địa phương tính đến hết quý II/2020, trên địa bàn huyện Ba Vì có 250 hộ thoát nghèo, đạt 51,7% kế hoạch năm 2020. Mục tiêu đến cuối năm số họ thoát nghèo 350 hộ, tỉ lệ BHYT đạt 90,1 %, làng văn hóa 85,4%.

Thời gian dài để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh với các ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương như: mua sắm máy móc, dụng cụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán….từ đó góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống hơn cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số.

Ba Vì xây dựng sản phẩm OCOP

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Bảo vệ Rừng và Môi trường, ông Bùi Huy Giáp – Trưởng phòng dân tộc huyện Ba Vì thông tin: Phòng Dân tộc thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Tổ chức thăm hỏi, giải quyết nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số định kỳ, thực hiện các chính sách theo quy định của pháp luật. Đời sống của người dân tộc thiểu số luôn được quan tâm, động viên trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

Trong đó, có 30 xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, với 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Năm 2020, phấn đấu 4 xã hoàn thành xã nông thôn mới.

Theo báo cáo số 10/BC-VPĐPNTM UBND huyện Ba Vì, Huyện Ba Vì xác định chuyển hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho từng xã; chú trọng phát triển những nghề, những cây trồng, con giống chủ lực. Thực hiện quyết định số 3629/QĐ – UBND TP Hà Nội về việc ban hành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến năm 2020. Đến hết năm 2019, toàn huyện đã có 9 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP. Trong đó, 6 sản phẩm 4 sao, 3 sản phẩm 3 sao.

Hiện nay, các sản phẩm trên địa bàn huyện với nhiều sản phẩm đa dạng đang được người tiêu dùng đón nhận như: Sữa, gà đồi, bò thịt, đà điểu, chè, khoai lang, miến dong, mật ong, rau, thanh long, chuối, bưởi, nhãn, thủy sản các loại…

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 17 làng nghề truyền thống như chè, nón, thuốc nam, chế biến tinh bột; 5 vùng sản xuất rau tập trung; vùng nuôi trồng thủy sản 5 xã. Ngoài ra còn nhiều các sản phẩm du lịch trải nghiệm, văn hóa, làng họa sỹ nghề mộc… đây được coi là điều kiện tốt để phát triển kinh tế tại các địa phương.

Trong tháng 5/2020, UBND huyện đã tổ chức triển khai thực hiện chương trình OCOP có 17 chủ thể với 27 sản phẩm đăng ký đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP

Tuy nhiên, UBND huyện Ba Vì thực hiện các chương trình MTQG vẫn còn một số tồn tại trong công tác xây dựng NTM còn chậm so với kế hoạch đặt ra, tỉ lệ đạt các tiêu chí không đều giữa các vùng.

Để đạt được mục tiêu đặt ra trong năm 2020, thời gian tới huyện sẽ huyện sẽ tiếp tục củng cố, hoàn thiện các tiêu chí gần đạt và duy trì các tiêu chí đã đạt với 18 xã được công nhận chuẩn nông thôn mới, thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao. Tổ chức khảo sát 6 nhóm sản phẩm để xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Đánh giá xếp hạng 16-20 sản phẩm có tiềm năng của huyện. Phấn đấu có ít nhất 16 sản phẩm được TP công nhận đạt 3 sao trở lên.

Văn Trì