Âu thuyền Thọ Quang: Vẻ đẹp và sự nhếch nhác

BVR&MT – Âu thuyền Thọ Quang là nơi tàu thuyền đánh cá của ngư dân sau khi đánh bắt xa bờ về neo đậu lại, thuộc phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng).

Là một cảng cá nên hoạt động mua bán diễn ra ở nơi đây tương đối tấp nập. Cảnh thuyền bè vào ra trong mùa đánh bắt cá với nhiều loại tàu thuyền ở nhiều nơi thuộc các tỉnh khu vực miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi… từ lâu đã mang đến cho Âu thuyền Thọ Quang một vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, mộc mạc.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây địa danh bày cũng là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường tại thành phố Đà Nẵng. Mặc dù thành phố Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm kéo dài này tuy nhiên sự việc vẫn tái lập.

Dưới đây là một số hình ảnh mà phóng viên Bảo vệ Rừng và Môi trường ghi lại ngày 1/9 tại khu vực trên bờ sát lòng Âu thuyền Thọ Quang trên tuyến đường Lê Đức Thọ – Hồ Hán Thương thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng:

Âu thuyền Thọ Quang Đà Nẵng là nơi tránh trú bão, neo đậu sau chuyến ra khơi đánh bắt hải sản của hàng trăm tàu cá tại địa phương và vùng lân cận. Đây là nơi các tàu thuyền đánh cá sau chuyến đánh bắt ngoài khơi xa về đậu lại và chuyển hàng trăm tấn cá lên bờ mỗi ngày.
Nằm ở vị trí phía bên kia cầu Thuận Phước, thuộc quận Sơn Trà, thành phố  Đà Nẵng, Âu thuyền mang đến một cảm giác đẹp đẽ, bình yên và mát mẻ cho những du khách khi tình cờ đặt chân tham quan nơi đây.
Ở nơi đây vào đầu buổi sáng sớm hay cuối mỗi buổi chiều khi ghé đến, bạn có thể bắt gặp vẻ đẹp nên thơ, mộc mạc  và còn nguyên sơ của một làng chài thuộc vùng sông nước thuộc phường Nại Hiên Đông, Đà Nẵng.
Tại âu thuyền Thọ Quang là nơi có nhiều cá và các loài hải sản khác nên người dân địa phương có thể ngồi tại nơi đánh để dùng cần câu để câu cá hoặc dùng kính lặn để lặn vớt  và đơn giản hơn là dùng tay để đánh bắt cá, vớt hàu, ốc… bám vào các cây củi mục trên dòng nước.
Nhiều thuyền đánh cá được trang bị đèn để đánh bắt hải sản.
Đối lập với vẻ đẹp bình yên trên, tại khu vực các thuyền đánh cá về neo trú sau chuyến đánh bắt và chuyển các sản phẩm đánh bắt lên bờ, do thói quen của ngư dân còn tùy tiện nên hầu hết các loại rác thải sinh hoạt như: bao nylon, hộp xốp, chai lọ nhựa…được vứt bỏ bừa bãi trên bờ lẫn dưới nước tạo nên một bãi rác dài gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hiện tượng này gây mất vệ sinh trầm trọng đồng thời tạo vẻ nhếch nhác, mất mỹ quan tại khu vực. Mặc dù sau đó lượng rác thải này sau đó được đội công nhân vệ sinh môi trường dọn dẹp, nhưng chỉ một thời gian sau, lượng rác thải khổng lồ lại tiếp tục được vất bỏ bừa bãi tạo nên sự ô nhiễm môi trường tại khu vực. Do thói quen trong sinh hoạt, rác thải được các ngư dân, người dân địa phương thải bỏ ra được ném bừa bải trên bờ tạo thành những bãi rác dài.
Chính vì vậy việc cải tạo âu thuyền thành một điểm ngắm du lịch đẹp mắt, không ô nhiễm môi trường vừa là nơi trú ngụ, sinh hoạt mua bán của các ngư dân, tàu thuyền đánh cá là điều mà chính quyền địa phương thành phố Đà Nẵng đang quan tâm, nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp thích hợp.

Hồng Sơn