Sự thật về thủy điện không điều tiết

BVR&MT – Chuyên gia Jeff Opperman mới đây đã đăng tải bài viết trên Forbes toàn cầu nhằm nêu quan điểm về bản chất của thủy điện không điều tiết.

Một đập cối xay và đập Ice Harbor trên sông Snake, bang Washington, Mỹ. (Ảnh: US Arrmy Corps of engineers).

Để xem bạn có thể phát hiện ra lỗ hổng trong logic này:

Tắc kè là loài bò sát.

Nuôi một con tắc kè rất an toàn.

Cá sấu là loài bò sát.

Vì vậy, nuôi một con cá sấu cũng an toàn.

Lỗ hổng logic đó là rõ ràng. Nhưng logic thiếu sót tương tự đã làm rối loạn cuộc tranh luận về tính bền vững của thủy điện trong vài thập kỷ qua. Cụh và công chúng có thể hoàn toàn hiểu được sự đánh đổi khi đưa ra lựa chọn.

Đập dâng Chief Joseph có công suất 2.600 MW trên sông Columbia, bang Washington, Mỹ. (Ảnh: US Arrmy Corps of engineers).

Để hiểu rõ hơn về sự đánh đổi đó, hãy xem xét cách các con đập có thể tác động đến nguồn tài nguyên xã hội và môi trường của các dòng sông:

• Nước tích lại sau một con đập có thể làm ngập cây trồng và nhà cửa, đòi hỏi người dân phải di dời.

• Đập có thể làm thay đổi mô hình dòng chảy một con sông, chẳng hạn như giảm dòng chảy cao (khi nước được trữ lại trong hồ chứa phía sau đập) hoặc tăng lưu lượng trong mùa khô (khi hồ chứa xả nước). Vì mô hình dòng chảy của một con sông có thể rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ sinh thái và các loài – ví dụ, dòng chảy cao thường đóng vai trò là tín hiệu cho cá sinh sản – những thay đổi dòng chảy này có thể tác động tiêu cực đáng kể đến tài nguyên môi trường và con người phụ thuộc vào.

• Đập ngăn chặn sự di chuyển của cá và các loài khác, cả ở thượng và hạ nguồn.

• Sông không chỉ đưa nước về hạ nguồn mà mang theo cả trầm tích, như phù sa, cát và sỏi. Những trầm tích này rất quan trọng để duy trì đồng bằng sông, nơi sinh sống của hơn 500 triệu người và có một số vùng trồng trọt năng suất nhất hành tinh. Đập giữ trầm tích lại, tước đi của đồng bằng những gì cần được bổ sung, đặc biệt khi phải đối mặt với mực nước biển dâng cao. Nhiều vùng đồng bằng trên khắp thế giới – kể cả của các con sông Mississippi, Nile và Mê Công – đang lún xuống và co lại trên diện rộng do trầm tích cần thiết bị kẹt lại sau các đập thượng nguồn.

Đúng là các đập lưu trữ lớn với những hồ chứa mênh mông sẽ cần nhiều người dân di dời nhất. Nhưng đập không điều tiết cũng có thể gây ra di dời.

Về dòng chảy, tôi cũng hàm ý rằng các đập không điều tiết cũng có tác động. Định nghĩa tiêu chuẩn là một con đập không điều tiết sẽ có lưu lượng bằng nhau ở trên và dưới đập trong khoảng thời gian một ngày. Nhưng những con đập này thường được vận hành để xả ít hoặc không xả nước trong 18 hoặc 20 tiếng rồi sau đó xả tất cả lượng nước tích lũy trong bốn hoặc sáu tiếng còn lại.

Chế độ hoạt động này cho phép đập đáp ứng nhu cầu điện cao nhất, nhưng cũng tác động lớn đến hệ sinh thái sông và người dân. Dòng sông hạ nguồn mỗi ngày đều chuyển từ tình trạng tương đương với đợt hạn hán lịch sử đến trận lụt lớn, thường thì chuyển biến rất nhanh, có thể cuốn trôi cá ở hạ nguồn (khi dòng chảy tăng) và/hoặc khiến chúng mắc cạn (khi dòng chảy giảm). Mô hình này gây ra vấn đề lớn với giao thông thủy và nông nghiệp ven sông, thậm chí nguy hiểm cho những người không kịp thích ứng với dòng chảy dâng đột ngột.

Đối với người hoặc cá trải qua những tác động đáng kể từ những biến động lớn này, thực tế rằng con đập không thay đổi dòng chảy trung bình hàng ngày là vô nghĩa. Cũng giống như trấn an một người thuê phòng khách sạn đang bị kích động rằng khí hậu trong phòng cô ấy được kiểm soát tốt vì nhiệt độ trung bình hàng ngày là 70o – ngay cả khi cô ấy trải nghiệm mức 55o vào 18 giờ và 115o vào lúc 6 giờ.

Cuối cùng, khi chúng ta xem xét các tác động đến sự di chuyển của cá và trầm tích, câu hỏi quan trọng không phải là đập có trữ nước hay không, mà là có trở thành rào cản hoặc bẫy hay không. Và nhiều con đập không điều tiết vừa là rào cản và vừa là bẫy.

Có lẽ không gì minh họa cho sự thiếu chính xác thường bị lừa dối của thuật ngữ “thủy điện không điều tiết” tốt hơn con đập Sambor được đề xuất trên sông Mê Công ở Campuchia. Con đập sẽ trải dài mười tám cây số trên sông và vùng lũ (vâng, không lầm lẫn gì đâu, tôi muốn nói đến chiều dài 11 dặm của đập), giữ lưu nước trong 82 km, di dời 20.000 người. Dòng nước tĩnh hoặc chảy chậm đó sẽ giữ lại gần như toàn bộ trầm tích được cung cấp, gây ra tổn thất trầm tích lớn nhất cho đồng bằng sông Cửu Long. Là nơi sinh sống của hơn 20 triệu người và sản xuất 1/2 lượng lúa gạo của Việt Nam, đồng bằng này cần phải được bổ sung trầm tích hàng năm để bồi đắp và bù cho diện tích bị mất vì bão và nước biển dâng. Với các kế hoạch phát triển đập hiện tại ở lưu vực sông Mê Công, dự kiến phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm dưới nước vào cuối thế kỷ này.

Đập dâng Chief Joseph có công suất 2.600 MW trên sông Columbia, bang Washington, Mỹ. (Ảnh: US Arrmy Corps of engineers).

Vấn đề ở đây là không thể chuyển từ một giả định không có hoặc có tác động thấp từ các dự án cột nước dâng sang giả định về tác động cao. Thay vào đó nên khẳng định điểm khá rõ ràng rằng các cuộc tranh luận về các lựa chọn phát triển năng lượng thường có những thuật ngữ mơ hồ và tệ hơn là các lập luận sử dụng sự mơ hồ đó để cố tình đánh lận con đen với những người ra quyết định và công chúng. Gần như tất cả các loại dự án năng lượng đều có tác động; khi thế giới tìm cách đạt được sứ mệnh lớn và cấp bách về các hệ thống năng lượng và nền kinh tế ít cacbon, chúng ta cần thông tin minh bạch và chính xác về tác động của các dự án để những người ra quyết định và công chúng có thể hoàn toàn hiểu được sự đánh đổi khi đưa ra lựa chọn.

Để hiểu rõ hơn về sự đánh đổi đó, hãy xem xét cách các con đập có thể tác động đến nguồn tài nguyên xã hội và môi trường của các dòng sông:

• Nước tích lại sau một con đập có thể làm ngập cây trồng và nhà cửa, đòi hỏi người dân phải di dời.

• Đập có thể làm thay đổi mô hình dòng chảy một con sông, chẳng hạn như giảm dòng chảy cao (khi nước được trữ lại trong hồ chứa phía sau đập) hoặc tăng lưu lượng trong mùa khô (khi hồ chứa xả nước). Vì mô hình dòng chảy của một con sông có thể rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ sinh thái và các loài – ví dụ, dòng chảy cao thường đóng vai trò là tín hiệu cho cá sinh sản – những thay đổi dòng chảy này có thể tác động tiêu cực đáng kể đến tài nguyên môi trường và con người phụ thuộc vào.

• Đập ngăn chặn sự di chuyển của cá và các loài khác, cả ở thượng và hạ nguồn.

• Sông không chỉ đưa nước về hạ nguồn mà mang theo cả trầm tích, như phù sa, cát và sỏi. Những trầm tích này rất quan trọng để duy trì đồng bằng sông, nơi sinh sống của hơn 500 triệu người và có một số vùng trồng trọt năng suất nhất hành tinh. Đập giữ trầm tích lại, tước đi của đồng bằng những gì cần được bổ sung, đặc biệt khi phải đối mặt với mực nước biển dâng cao. Nhiều vùng đồng bằng trên khắp thế giới – kể cả của các con sông Mississippi, Nile và Mê Công – đang lún xuống và co lại trên diện rộng do trầm tích cần thiết bị kẹt lại sau các đập thượng nguồn.

Đúng là các đập lưu trữ lớn với những hồ chứa mênh mông sẽ cần nhiều người dân di dời nhất. Nhưng đập cột nước dâng cũng có thể gây ra di dời.

Về dòng chảy, tôi cũng hàm ý rằng các đập cột nước dâng cũng có tác động. Định nghĩa tiêu chuẩn là một con đập cột nước dâng sẽ có lưu lượng bằng nhau ở trên và dưới đập trong khoảng thời gian một ngày. Nhưng những con đập này thường được vận hành để xả ít hoặc không xả nước trong 18 hoặc 20 tiếng rồi sau đó xả tất cả lượng nước tích lũy trong bốn hoặc sáu tiếng còn lại.

Chế độ hoạt động này cho phép đập đáp ứng nhu cầu điện cao nhất, nhưng cũng tác động lớn đến hệ sinh thái sông và người dân. Dòng sông hạ nguồn mỗi ngày đều chuyển từ tình trạng tương đương với đợt hạn hán lịch sử đến trận lụt lớn, thường thì chuyển biến rất nhanh, có thể cuốn trôi cá ở hạ nguồn (khi dòng chảy tăng) và/hoặc khiến chúng mắc cạn (khi dòng chảy giảm). Mô hình này gây ra vấn đề lớn với giao thông thủy và nông nghiệp ven sông, thậm chí nguy hiểm cho những người không kịp thích ứng với dòng chảy dâng đột ngột.

Đối với người hoặc cá trải qua những tác động đáng kể từ những biến động lớn này, thực tế rằng con đập không thay đổi dòng chảy trung bình hàng ngày là vô nghĩa. Cũng giống như trấn an một người thuê phòng khách sạn đang bị kích động rằng khí hậu trong phòng cô ấy được kiểm soát tốt vì nhiệt độ trung bình hàng ngày là 70o – ngay cả khi cô ấy trải nghiệm mức 55 độ C vào 18 giờ và 115 độ C vào lúc 6 giờ.

Cuối cùng, khi chúng ta xem xét các tác động đến sự di chuyển của cá và trầm tích, câu hỏi quan trọng không phải là đập có trữ nước hay không, mà là có trở thành rào cản hoặc bẫy hay không. Và nhiều con đập cột nước dâng vừa là rào cản và vừa là bẫy.

Có lẽ không gì minh họa cho sự thiếu chính xác thường bị lừa dối của thuật ngữ “thủy điện cột nước dâng” tốt hơn con đập Sambor được đề xuất trên sông Mê Công ở Campuchia. Con đập sẽ trải dài mười tám cây số trên sông và vùng lũ (vâng, không lầm lẫn gì đâu, tôi muốn nói đến chiều dài 11 dặm của đập), giữ lưu nước trong 82 km, di dời 20.000 người. Dòng nước tĩnh hoặc chảy chậm đó sẽ giữ lại gần như toàn bộ trầm tích được cung cấp, gây ra tổn thất trầm tích lớn nhất cho đồng bằng sông Cửu Long. Là nơi sinh sống của hơn 20 triệu người và sản xuất 1/2 lượng lúa gạo của Việt Nam, đồng bằng này cần phải được bổ sung trầm tích hàng năm để bồi đắp và bù cho diện tích bị mất vì bão và nước biển dâng. Với các kế hoạch phát triển đập hiện tại ở lưu vực sông Mê Công, dự kiến phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm dưới nước vào cuối thế kỷ này.

Một số con đập cột nước dâng chuyển hầu hết, thậm chí toàn bộ dòng chảy con sông vào kênh hoặc hầm dẫn nước về nhà máy phát điện ở hạ nguồn, nơi dòng nước sẽ chảy lại vào sông (một số trường hợp thì hầm dẫn nước sang sông khác). Đoạn bên dưới con đập minh họa cho các đập cột nước dâng có thể là rào cản đối với sự di chuyển của cá. (Ảnh: Google Earth).

Mê Công nuôi dưỡng nguồn thủy sản nước ngọt lớn nhất thế giới, 11 triệu tấn mỗi năm, mang lại sinh kế và thực phẩm cho hàng chục triệu người. Phần lớn lượn đánh bắt đến từ những con cá di cư qua khu vực đập Sambor. Theo một nghiên cứu toàn diện gần đây về Sambor do Viện Di sản thiên nhiên Hoa Kỳ thực hiện, vị trí đập được đề xuất là “nơi thích hợp nhất để xây dựng hàng rào vật lý trong lưu vực sông Mê Công” và nếu được xây dựng, con đập sẽ “có tác động lớn nhất đối với ngư trường sông Mê Công” so với bất kỳ con đập nào khác trong lưu vực sông.

Nhưng ít nhất nó sẽ là không điều tiết.

Một con đập không điều tiết như con cá sấu khổng lồ thời tiền sử dài 18 km.

Mỗi tháng qua đi, các quốc gia có ngày càng có nhiều lựa chọn để tránh các con đập có tác động cao. Báo cáo của NHI về đập Sambor có đưa ra đề xuất chi tiết về một dự án năng lượng mặt trời – xây dựng nổi trên hồ chứa của một đập thủy điện hiện tại – có thể bù đắp phần lớn lượng phát điện mất đi nếu Sambor không được xây dựng. Nhìn rộng hơn, tiềm năng từ gió và mặt trời trong lục địa Campuchia chuyển đổi ra sẽ gấp 70 lần lượng phát điện của đập Sambor, và đầu tư vào năng lượng mặt trời ở Campuchia đang bắt đầu tăng.

Do cuộc cách mạng tái tạo – chi phí giảm mạnh của năng lượng gió, mặt trời, công nghệ lưu trữ – giờ đây rõ ràng rằng các quốc gia có thể xây dựng những hệ thống điện có hàm lượng carbon thấp và với chi phí thấp, trong khi xung đột thấp với cộng đồng, sông ngòi và tài nguyên môi trường khác.

Càng ngày, một số dạng thủy điện càng trở nên kém cạnh tranh và ít cần thiết hơn. Nhưng một số dự án thủy điện có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho năng lượng gió và mặt trời, đồng thời cho phép khiến các nguồn trong lưới điện đa dạng hơn.

Thiết kế hệ thống năng lượng có hàm lượng carbon thấp, chi phí thấp và xung đột thấp (LowCx3) – bao gồm việc xác định đóng góp tiềm năng của thủy điện trong các hệ thống đó – đòi hỏi phải hiểu rõ giá trị và tác động của các lựa chọn phát điện khác nhau – nói cách khác, những gì chúng đóng góp vào lưới điện và cách chúng tương tác với môi trường. Trong tương lai, đó phải là cách các dự án thủy điện được đánh giá, và không dựa trên các danh mục đơn giản như không điều tiết.

Nhật Anh (Theo Forbes)

 

 

Tags:
CHIA SẺ