Voọc Cát Bà – những cá thể còn sót lại trước mối đe dọa phát triển du lịch

BVR&MT – Voọc Cát Bà, tên khoa học là Trachypithecus poliocephalus, hiện đứng thứ 2 trong danh sách các loài động vật có nguy cấp nhất châu Á và thế giới. Tại VQG Cát Bà hiện còn 56 cá thể voọc tính đến tháng 4/2017. Tuy nhiên, loài linh trưởng quý hiếm này đang bị đe dọa bởi nguy cơ thu hẹp môi trường sống, đặc biệt khi dự án quần thể du lịch sinh thái Cát Bà vừa được khởi động ngày 14/05 được cho là sẽ có tác động tới môi trường, sinh thái của Vườn quốc gia này.

Đảo Cát Bà, với diện tích bề mặt 140 km2, là hòn đảo lớn nhất thuộc Quần đảo Cát Bà, nằm tiếp giáp với Vịnh Hạ Long và được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển vào năm 2004. Thành phố Hải Phòng hiện đang trong quá trình xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới mở rộng của di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long vì những giá trị về cảnh quan tương đồng của hai khu vực này.

VQG Cát Bà là vùng phân bố nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên rộng lớn như các rạn san hô, các bãi cỏ biển, rừng ngập mặn và rừng trên núi đá vôi. Địa hình núi đá vôi hiểm trở đã giữ lại một thảm rừng mưa nhiệt đới thường xanh đặc trưng của miền Bắc, là nơi trú ẩn của loài Voọc Cát Bà quý hiếm.

Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI
Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI
Voọc Cát Bà, còn có một số tên gọi khác như Vọoc đầu vàng, Voọc đầu vàng, khỉ đen… là loài đặc hữu của VQG Cát Bà (Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI)
Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI
Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI
Voọc Cát Bà được liệt vào danh sách những loài cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ Thế Giới và Sách Đỏ Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI).
Voọc Cát Bà mới sinh có lông màu vàng, khi trưởng thành sẽ chuyển dần sang màu đen ở thân, đầu, vai và lưng màu trắng vàng (Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI).
Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI
Voọc cái thường có thói quen mang theo con nhỏ khi đi kiếm ăn (Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI).
Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI
Thức ăn của voọc là chủ yếu là lá, quả cây rừng mọc trên các đảo đá vôi tại Vườn Quốc gia Cát Bà (Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI).
Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI
Nạn săn bắt đã khiến loài vật đặc hữu của Đảo Cát Bà này giảm xuống con số vô cùng ít ỏi vào năm 2000 (Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI)
Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI
Trước nguy cơ tuyệt chủng loài voọc quý hiếm, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã hợp tác với Vườn thú Munster và Hội động vật về loài và quần thể (CHLB Đức) nhằm bảo tồn và tăng kích thước quần thể voọc Cát Bà; hỗ trợ lực lượng kiểm lâm; cung cấp trang thiết bị, xây dựng mạng lưới và nâng cao năng lực bảo tồn cho cộng đồng dân cư địa phương… (Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI)
Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI
Tuy nhiên, Voọc Cát bà hiện vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ thu hẹp môi trường sống do nạn săn bắt trộm, phá rừng làm đất trồng trọt và gần đây là các hoạt động phát triển du lịch tại đảo Cát Bà (Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI).
Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI
Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/FFI

Ngày 14/5, Tập đoàn Sungroup đã khởi công một chuỗi các dự án du lịch dịch vụ lớn tại Cát Bà. Theo thông tin từ báo Người Đô Thị, dự án bao gồm hệ thống cáp treo Cát Hải và các điểm đến Phù Long, Vườn quốc gia Cát Bà, di chỉ Cát Đồn. Dự án đã được Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng thông qua, bao gồm nhiều hạng mục: trung tâm giải trí giai đoạn 1 Cái Giá; khu nghỉ dưỡng, sân golf và suối nước nóng Xuân Đám; khu trung tâm thị trấn Cát Bà và khai thác cảnh quan đảo Cát Ông, đảo Khỉ… Được đánh giá có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm năng du lịch Cát Bà, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện đảo Cát Hải và thành phố Hải Phòng, tuy nhiên, dự án cũng được cho rằng có thể tàn phá cảnh quan môi trường và hệ sinh thái của Khu bảo tồn nghiêm ngặt dành riêng cho Voọc Cát Bà.

Điều đáng nói là Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà chưa hề được tham vấn hay nhận được bất kỳ thông tin gì, kể cả Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), liên quan đến các dự án sắp tới trong khu vực Vườn quốc gia nói chung và khu Bảo tồn nghiêm ngặt dành riêng cho Voọc Cát Bà nói riêng, cũng theo thông tin từ Người đô thị.

Cùng với các loài nguy cấp khác, Voọc Cát Bà đang đang đứng trước nguy cơ bị nhiễu loạn và thay đổi hành vi tự nhiên khi môi trường sống dần bị tác động bởi phát triển du lịch và các hình thức dịch vụ khác trong những năm tới, theo đánh giá của các chuyên gia về bảo tồn.

Ngân Kim