Ứng dụng công nghệ trong quản lý, bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

BVR&MT – Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua qua, nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học – công nghệ trong bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn thông qua việc sử dụng flycam, camera tích hợp AI giám sát cháy rừng…

Vườn quốc gia Xuân Sơn thông qua việc sử dụng flycam, camera tích hợp AI giám sát cháy rừng…

Tại Vườn quốc gia Xuân Sơn (tỉnh Phú Thọ), flycam (thiết bị bay không người lái) đã được đưa vào sử dụng để giám sát diện tích rừng, phát hiện vùng cháy rừng. Các thiết bị bay không người lái được trang bị các cảm biến và hệ thống GPS, cho phép thu thập dữ liệu liên tục về rừng, giúp phân tích và đưa ra các quyết định quản lý rừng hiệu quả hơn.

Thông qua việc sử dụng Flycam, có thể thu thập dữ liệu về độ cao, độ đa dạng của rừng và các dữ liệu khác nhau để xác định tình trạng của rừng và phát hiện sớm các dấu hiệu của cháy rừng. Công nghệ này giúp giảm thiểu nhân lực, tiết kiệm thời gian so với các phương pháp giám sát rừng truyền thống.

Hiện việc áp dụng Flycam giám sát rừng tại VQG Xuân Sơn đã mang lại hiệu quả đáng kể cho quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Khi thiết bị này có thể bay xuyên qua các khu rừng, di chuyển tới các vị trí con người khó tiếp cận để thu thập dữ liệu và hình ảnh, giúp cho các nhà quản lý rừng có thể thu thập được dữ liệu chính xác.

Nhờ được trang bị các thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, công tác quản lý, giám sát, bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, ngày càng hiệu quả. Đưa công nghệ vào quản lý, bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng đang giúp giảm bớt áp lực cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và cộng đồng nhận khoán. Thông qua dữ liệu có được từ các đợt tuần tra, nghiên cứu, lãnh đạo Ban quản lý Vườn biết được các địa điểm nào bị bỏ sót trong quá trình tuần tra, điểm nào cộng đồng nhận khoán ít đến để điều chỉnh.

Trước đây, cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng thực hiện việc tuần tra rừng bằng hình thức đi bộ, 1 tiếng đồng hồ đi được khoảng 4-5km. Gần đây, VQG đã trang bị thêm thiết bị ghi hình flycam để quan sát rừng góc rộng từ trên cao, đặc biệt ở những khu vực rừng có địa hình hiểm trở. Khi có flycam, lực lượng chuyên trách chỉ cần đến cửa rừng, dùng flycam bay chừng 30 phút là có thể bao quát toàn bộ khu rừng cần kiểm tra. Flycam sẽ truyền hình ảnh về cho người điều khiển, thông qua điện thoại thông minh. Qua đó, lực lượng chuyên trách dễ dàng phát hiện những biến động của rừng.

Ngoài ra, lực lượng chức năng đã sử dụng thiết bị bẫy ảnh kỹ thuật số đang được sử dụng nhằm ghi lại hoạt động của các loài động vật vào ban đêm hoặc nhạy cảm với sự xuất hiện của con người. Loại bẫy này được thiết kế với camera có độ phân giải cao, có thể ghi nhận được hình ảnh với chất lượng rõ nét. Nhờ các bẫy ảnh kỹ thuật số mà cán bộ nghiên cứu đã ghi lại hình ảnh một số loài thú nguy cấp, quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao để phục vụ nghiên cứu khoa học.

Tại VQG Xuân Sơn, cũng trang bị hệ thống camera chuyên dụng đã được lắp đặt ở các địa bàn trọng yếu, có diễn biến phức tạp khó quản lý, hỗ trợ tích cực cho lực lượng chuyên trách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2024 – 2025. Nhờ áp dụng công nghệ thông tin, công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng được tăng cường và triển khai thực hiện đạt kết quả cao. Công tác kiểm soát hiệu quả, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái pháp luật giảm rõ rệt. Các đơn vị chức năng dần kiểm soát được tình trạng xâm hại, lấn chiếm đất rừng đặc dụng; quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi rừng sang loại rừng khác và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Đồng thời, diện tích rừng đặc dụng, được duy trì và phát triển thông qua trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng.

Hậu Thạch