Thái Nguyên: Chỉ đạo phối hợp tuyên truyền Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (2016 -2020)

BVR&MT – Mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có công văn số 5159/UBND-TH về việc phối hợp thực hiện tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 với cơ quan báo chí Bảo vệ Rừng và Môi trường.

Công văn chỉ chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên gửi Sở LĐ TB & XH chủ trì các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện tuyên truyền Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020

Theo đó, UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu nội dung đề nghị của Cơ quan báo chí điện tử Bảo vệ Rừng và Môi trường.

Được biết, Thái Nguyên là một trong những tỉnh trọng điểm được đánh giá đi đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo. Do vậy, để nhận rộng hơn những mô hình tiêu biểu, Ban biên tập Cơ quan báo chí điện tử Bảo vệ Rừng và Môi trường đề nghị phối hợp tiếp cận, tìm hiểu thực tế viết bài về những mô hình phát triển kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững (mô hình kinh tế vườn đồi, trồng trọt chăn nuôi, chế biến nông lâm sản, gương điển hình…)

Văn bản của Sở LĐ TB & XH tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo đơn vị chức năng phối hợp thực hiện tuyên truyền.

Cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (2016-2020) của địa phương về thực hiện triển khai; tin về các hoạt động hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các đối tượng thuộc Chương trình.

Trước đó, tại hội nghị Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và công tác này đã không ngừng đạt được nhiều tiến bộ trong các năm qua, được quốc tế ghi nhận.

Thủ tướng cho biết, theo tiêu chí cũ, từ 1993, Việt Nam còn 58% hộ nghèo thì đến 2015, giảm còn 4,45%, nếu theo chuẩn nghèo đa chiều tỷ lệ này tương đương với 9,92%, đây là thành tích lớn trong chỉ đạo, điều hành. Việt Nam đã về đích trước mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc trong bối cảnh toàn thế giới hiện vẫn còn trên 1 tỷ người nghèo, chủ yếu là ở vùng nông thôn 78%.

Theo Thủ tướng, bài học kinh nghiệm trong vấn đề này rất nhiều nhưng tựu chung lại là sự quan tâm, vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế nhất là UNDP và Worldbank. Bên cạnh đó là sự chủ động, ý chí vươn lên thoát nghèo của chính những người nghèo.

Phượng Long