Nông thôn mới: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp năm 2018

BV&MT – Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Bộ NN&PTNT có chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp tập trung 3 nhóm đối tượng: lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lao động thực hiện các đề án, thành viên của các hợp tác xã nông nghiệp.

Nông thôn mới với mô hình trồng cà chua.

Theo Quyết định số 775/QĐ-BNN ngày 05/03/2018 phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018; thông báo số 9611/TB-BNN-VP ngày 17/11/2017, kết luận của Thứ trưởng Trần Thanh Nam tại Hội nghị Ban Chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Xem Thêm:

Đại hội Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam nhiệm kỳ 2018 – 2022

Nông thôn mới : Cần nước sạch và môi trường xanh

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT.

Để triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018. Trong quá trình triển khai một số địa phương gặp khó khăn trong xác định đối tượng đào tạo, tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu, kinh phí, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương chỉ đạo tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:

Bộ định hướng về chỉ tiêu đào tạo với tỷ lệ khoảng 50% cho lao động ở các doanh nghiệp, lao động làm trong các vùng sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ; 20% cho thành viên hợp tác xã, lao động thực hiện các dự án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 30% an sinh xã hội.

Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể đặc thù của từng địa phương, đặc biệt là các tỉnh có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì các địa phương có thể điều chỉnh tỉ lệ cho phù hợp với địa phương.

Trong đó, Bộ NN&PTNT yêu cầu vẫn phải đảm bảo cơ cấu đối tượng đào tạo và chủ động bố trí chỉ tiêu, kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp để thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn có hiệu quả.

Văn Trì