BVR&MT – Sông Mê Kông, một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng, trải dài qua các quốc gia Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Không chỉ là dòng sông “mẹ” nuôi sống hàng triệu người như chính ý nghĩa từ tên gọi của nó, Mê Kông còn mang một vẻ đẹp thiên nhiên, bình dị với những làng chài ven sông – nơi cuộc sống gắn liền với con nước, với những ghềnh đá đặc trưng và những buổi bình minh, hoàng hôn làm say đắm lòng người.
Bình minh ló rạng trên sông Mê Kông, đoạn sông này là biên giới phân chia giữa Lào và Thái Lan. (Ảnh: PanNature)
Mê Kông đẹp tựa như bức tranh thủy mạc. (Ảnh: PanNature)
Ngôi làng Pak Beng thức giấc trong làn sương sớm. (Ảnh: PanNature)
Hình ảnh quen thuộc trên khắp con sông là những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân. (Ảnh: PanNature)
… đôi khi chúng được sơn màu sặc sỡ (Ảnh: PanNature)
Những chiếc thuyền lớn hơn thì dành phục vụ khách du lịch khi đi tham quan và vãn cảnh trên sông (Ảnh: PanNature)
Những ngôi nhà nổi bình yên vào mỗi độ sớm mai. (Ảnh: PanNature)
Những ngôi làng chài bình dị. (Ảnh: PanNature)
… với những đứa trẻ nô đùa giữa thiên nhiên rộng lớn. (Ảnh: PanNature)
… và những thiếu nữ đôi mươi ngồi hàn huyên tâm sự. (Ảnh: PanNature)
Ghềnh đá nằm ở ven và giữa sông cũng là một nét rất riêng của Mê Kông. (Ảnh: PanNature)
Khung cảnh hùng vĩ với những ghềnh đá và rừng nguyên sinh bao quanh hai bờ sông là những ấn tượng đặc biệt chỉ có ở Mê Kông. (Ảnh: PanNature)
Tiếc thay con sông trù phú và xinh đẹp này đang chịu nhiều áp lực từ các dự án phát triển, đặc biệt là dự án giao thông thủy nối liền Trung Quốc với các nước hạ lưu và những dự án thủy điện được xây dựng chằng chịt trên dòng chính con sông. (Ảnh: PanNature)
Khu vực dự kiến xây dựng đập Pak Beng, đập thủy điện thứ 3 trong chuỗi 11 con đập trên dòng chính hạ nguồn sông Mê Kông. (Ảnh chụp tháng 3/2017, nguồn: PanNature)
Máy xúc, xe ben đang hối hả đào xới để hoàn thành con đường đi vào đập mặc dù tháng 6/2017, Quy trình Tham vấn trước (PNPCA) của Ủy hội sông Mê Kông (MRC) mới chính thức hoàn thành và có thể kéo dài hơn nếu cần thiết. (Ảnh: PanNature)
Với chiều cao tối đa khoảng 64m, đập Pak Beng dự kiến làm ngập 1.657 ha đất nông nghiệp, một số ngôi làng chài đã hoàn thành việc di dời lên cao. (Ảnh: PanNature)
Một khi mực nước sông lên xuống thất thường, không còn theo nhịp lũ tự nhiên mà phụ thuộc vào lịch hoạt động của một con đập thì liệu người dân nơi đây có còn bám trụ được với nguồn sinh kế đánh bắt từ bao đời? (Ảnh: PanNature)
Đan Khuê – Nguyễn Lê