Hướng thoát nghèo cho người dân huyện Tu Mơ Rông

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (2016 - 2020)

BVR&MT – Tu Mơ Rông là một trong hai huyện nghèo nhất tỉnh Kon Tum (huyện nghèo 30A – theo NQ 30a/2008/NQ-CP), đời sống của người dân phụ thuộc chủ yếu vào một số cây công nghiệp giá trị kinh tế thấp như: mỳ (sắn), bời lời… nên gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao.

Trong những năm gần đây, cây dược liệu tại Tu Mơ Rông đang được phát triển mạnh và cho giá trị kinh tế lớn. Với đặc tính dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, các loại cây như sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm, sâm đương quy… đã trở thành cây thoát nghèo cho nhiều hộ dân ở Tu Mơ Rông và đang được nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích.

Theo đó, thông qua nhiều nguồn khác nhau, xã và huyện sẽ cung ứng khoảng 90 nghìn cây giống sâm đương quy các hộ nghèo trong xã. Tuy nhiên, với số giống trên vẫn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu đang tăng trong dân.

Mặc dù mới chỉ đưa vào trồng thử nghiệm 1 năm nhưng với mức giá thu mua cao, đầu ra ổn định cho 50ha thì rõ ràng mỗi héc ta cây sâm đương quy có chu kỳ thu hoạch nhanh, ít sâu bệnh, dễ trồng, nếu được chăm sóc tốt thì rõ ràng đây sẽ là một loại cây không phải chỉ là giảm nghèo cho xã nghèo Ngọc Lây (hiện tại huyện Tu Mơ Rông mới chỉ trồng thử nghiệm tại xã Ngọc Lây).

Trong thời gian tới UBND huyện sẽ phối hợp với Sở Khoa học công nghệ tỉnh xây dựng các mô hình nghiên cứu về ươm cây giống ổn định để phát triển nhằm có nguồn cung đảm bảo ổn định.

Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn thuộc các chương trình dự án như 30a, 135, chương trình khuyến công huyện Tu Mơ Rông đã phát triển được vùng được liệu với 43ha hồng đẳng sâm, 5ha sâm đương quy (dự kiến sẽ trồng 50ha vào năm 2020)…

Riêng đối với sâm Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông phấn đấu đến năm 2020 sẽ trồng được 500ha (doanh nghiệp và nhân dân cùng trồng), trong đó hỗ trợ nhân dân xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hỗ trợ 25 ha tại 7 xã trong huyện.

Lê Linh